Bóng rổ xe lăn Paralympic là gì? ĐTT Việt Nam có tham gia thi đấu môn này không? Chế độ thực phẩm chức năng đối với VĐV tham dự ra sao?
Bóng rổ xe lăn Paralympic là gì? ĐTT Việt Nam có tham gia thi đấu môn này không?
Bóng rổ xe lăn là một môn thể thao dành cho người khuyết tật, được thi đấu tại Thế vận hội Paralympic. Môn thể thao này được phát triển từ bóng rổ truyền thống nhưng được điều chỉnh để phù hợp với người chơi sử dụng xe lăn. Bóng rổ xe lăn bắt đầu phổ biến toàn cầu từ năm 1960 và lần đầu tiên xuất hiện tại Paralympic ở Roma, Italia. Hiện nay, môn thể thao này đã phát triển mạnh mẽ và được thi đấu ở gần 100 quốc gia.
Luật Chơi: Bóng rổ xe lăn tuân theo các quy tắc cơ bản của bóng rổ, nhưng có một số điều chỉnh để phù hợp với người chơi sử dụng xe lăn.
Ví dụ: người chơi phải duy trì tiếp xúc với xe lăn và không được đứng lên.
Luật Chơi: Bóng rổ xe lăn tuân theo các quy tắc cơ bản của bóng rổ, nhưng có một số điều chỉnh để phù hợp với người chơi sử dụng xe lăn.
Ví dụ: người chơi phải duy trì tiếp xúc với xe lăn và không được đứng lên.
Căn cứ theo khoản 8 Nội dung phong trào thi đua yêu nước ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-BVHTTDL năm 2024 thì năm nay Việt Nam cũng sẽ tham gia Thế vận hội dành cho người khuyết tật lần thứ 17 tại Pháp.
Tuy nhiên, Đội tuyển Việt Nam sẽ không tham dự môn bóng rổ xe lăn tại kỳ Thế vận hội 2024.
Xem thêm:
>> Huy chương của Quần vợt xe lăn Paralympic Paris 2024
>> Thể lệ thi đấu quần vợt xe lăn tại Paralympics 2024
Bóng rổ xe lăn Paralympic là gì? ĐTT Việt Nam có tham gia thi đấu môn này không? Chế độ thực phẩm chức năng đối với VĐV tham dự ra sao?Bóng rổ xe lăn Paralympic
Chế độ thực phẩm chức năng đối với VĐV tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật ra sao?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 86/2020/TT-BTC có quy định như sau:
Kinh phí thực hiện chế độ thực phẩm chức năng đối với vận động viên thể thao thành tích cao
Kinh phí thực hiện chế độ thực phẩm chức năng đối với vận động viên thể thao cân đối trong dự toán chi thường xuyên - kinh phí sự nghiệp thể dục thể thao được giao hàng năm của các đơn vị.
Chế độ thực phẩm chức năng đối với vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia và có khả năng giành huy chương tại ASIAD, tham dự vòng loại và tham dự Olympic Games và vận động viên tham dự Paralympic Games thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Theo đó, chế độ thực phẩm chức năng đối với vận động viên tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic games) thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Chế độ dinh dưỡng đặc thù của VĐV Việt Nam như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 36/2019/NĐ-CP quy định chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên có thành tích cao như sau:
- Vận động viên thể thao thành tích cao được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho khả năng hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao thành tích cao, gồm:
+ Bữa ăn hàng ngày;
+ Thực phẩm chức năng.
- Huấn luyện viên thể thao thành tích cao được hưởng chế độ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 36/2019/NĐ-CP
- Thời gian hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù được tính trong thời gian tập trung tập huấn và thi đấu của huấn luyện viên, vận động viên.
- Huấn luyện viên và vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia để chuẩn bị tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á (sau đây gọi là SEA Games), ASIAD và Olympic Games được hưởng chế độ dinh dưỡng cao hơn tối đa không quá 50% mức quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 36/2019/NĐ-CP trong thời gian không quá 90 ngày.
- Huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia và có khả năng giành huy chương vàng tại ASIAD, giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao Olympic trẻ (sau đây gọi là Youth Olympic Games), có khả năng đạt chuẩn tham dự Olympic Games và huấn luyện viên, vận động viên tham dự Paralympic Games được hưởng chế độ dinh dưỡng cao hơn không quá 100% mức quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 36/2019/NĐ-CP
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định danh sách huấn luyện viên, vận động viên được hưởng chế độ quy định tại khoản này.
- Vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia và có khả năng giành huy chương tại ASIAD, tham dự vòng loại và tham dự Olympic Games và vận động viên tham dự Paralympic Games được hưởng chế độ thực phẩm chức năng theo tính chất đặc thù của từng môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Huấn luyện viên, vận động viên khi tập huấn ở nước ngoài được hưởng chế độ bữa ăn hàng ngày theo thư mời hoặc hợp đồng ký kết giữa cơ quan quản lý vận động viên ở trong nước với cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
- Khi giá cả thị trường biến động bằng (=) hoặc lớn hơn (>) 10% theo công bố của Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất điều chỉnh mức chi để thực hiện chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên, vận động viên quy định tại Điều 4 Nghị định 36/2019/NĐ-CP
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?
- Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 (Tết Ất Tỵ) là ngày nào? Người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Ất Tỵ 2025 đúng không?
- Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang sau thời gian nào?
- Chốt lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động và cán bộ công chức viên chức thuộc thẩm quyền Thủ tướng đúng không và được nghỉ mấy ngày?