Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền gì trong việc tuyển dụng công chức?
Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền gì trong việc tuyển dụng công chức?
Căn cứ theo Điều 8 Quy định 117-QĐ/BCSĐ năm 2023 quy định về thẩm quyền tuyển dụng công chức như sau:
Thẩm quyền tuyển dụng công chức
1. Bộ trưởng quyết định phê duyệt kế hoạch, kết quả tuyển dụng công chức và quyết định tuyển dụng công chức đối với các đơn vị hành chính thuộc Bộ; phê duyệt việc hủy bỏ kết quả trúng tuyển và hủy bỏ quyết định tuyển dụng công chức theo quy định.
2. Thứ trưởng được phân công giải quyết các công việc về tổ chức cán bộ phê duyệt kết quả tập sự của người được tuyển dụng vào các đơn vị hành chính thuộc Bộ, việc bổ nhiệm vào ngạch, xếp lương đối với người tập sự đạt yêu cầu, việc hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với người tập sự theo quy định của pháp luật.
3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ quyết định cử công chức hướng dẫn tập sự cho người được tuyển dụng vào các Vụ, Văn phòng, Thanh tra Bộ; ký quyết định hủy bỏ kết quả trúng tuyển, hủy bỏ quyết định tuyển dụng công chức, bổ nhiệm ngạch, xếp lương đối với người tập sự đạt hoặc hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với người tập sự không đạt sau khi Lãnh đạo Bộ phê duyệt.
4. Cục trưởng quyết định cử công chức hướng dẫn tập sự cho người được tuyển dụng vào Cục.
Theo đó, trong việc tuyển dụng công chức, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền:
- Quyết định phê duyệt kế hoạch, kết quả tuyển dụng công chức và quyết định tuyển dụng công chức đối với các đơn vị hành chính thuộc Bộ;
- Phê duyệt việc hủy bỏ kết quả trúng tuyển và hủy bỏ quyết định tuyển dụng công chức theo quy định.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền gì trong việc tuyển dụng công chức? (Hình từ Internet)
Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền cho thôi việc đối với những công chức nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Quy định 117-QĐ/BCSĐ năm 2023 quy định về thẩm quyền cho thôi việc, chuyển công tác như sau:
Thẩm quyền cho thôi việc, chuyển công tác
1. Ban cán sự đảng thảo luận tập thể, quyết nghị để Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng được ủy quyền) quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định cho thôi việc, chuyển công tác đối với các chức danh quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 12 Quy định này; giải quyết cho thôi việc, cho chuyển công tác đối với công chức, viên chức là Lãnh đạo cấp Phòng và tương đương trở xuống có học hàm giáo sư, phó giáo sư, ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.
2. Bộ trưởng phê duyệt chủ trương cho thôi việc, chuyển công tác đối với công chức là Lãnh đạo cấp Phòng và tương đương trở xuống của các đơn vị hành chính.
3. Thứ trưởng quyết định cho thôi việc, chuyển công tác đối với công chức là Lãnh đạo cấp Phòng và tương đương trở xuống của các đơn vị hành chính mà Thứ trưởng được phân công phụ trách sau khi Bộ trưởng phê duyệt chủ trương; phê duyệt chủ trương cho thôi việc, chuyển công tác đối với viên chức làm Lãnh đạo cấp Phòng và tương đương trở xuống của đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ nhóm 3, nhóm 4 và Báo Pháp luật Việt Nam mà Thứ trưởng được phân công phụ trách.
Thứ trưởng được phân công giải quyết các công việc về tổ chức cán bộ quyết định cho thôi việc, chuyển công tác đối với công chức là Lãnh đạo cấp Phòng và tương đương trở xuống của các đơn vị hành chính do Bộ trưởng phụ trách sau khi Bộ trưởng phê duyệt chủ trương.
4. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ nhóm 1, nhóm 2 (trừ Báo Pháp luật Việt Nam) quyết định cho thôi việc, chuyển công tác và chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức là Lãnh đạo cấp Phòng và tương đương trở xuống của đơn vị.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam quyết định cho thôi việc, chuyển công tác và chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức là Lãnh đạo cấp Phòng và tương đương trở xuống sau khi có ý kiến của Thứ trưởng phụ trách.
5. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ nhóm 3, nhóm 4 quyết định cho thôi việc, chuyển công tác và chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức là Lãnh đạo cấp Phòng và tương đương trở xuống của đơn vị sau khi có ý kiến của Thứ trưởng phụ trách.
...
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền cho thôi việc đối với những công chức là lãnh đạo cấp Phòng và tương đương trở xuống của các đơn vị hành chính thuộc Bộ Tư pháp.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp được quyền thu hồi quyết định của cấp dưới trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Quy định 117-QĐ/BCSĐ năm 2023 quy định về việc xử lý trong trường hợp vi phạm như sau:
Xử lý trong trường hợp vi phạm
1. Bộ trưởng có quyền thu hồi, hủy bỏ quyết định của cấp dưới nếu quyết định đó không đúng thẩm quyền và chế độ quy định.
2. Người được phân công, phân cấp quyết định các nội dung quản lý công chức, viên chức và người lao động vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Tư pháp về công tác cán bộ thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định.
Theo đó, Bộ trường Bộ Tư pháp được quyền thu hồi quyết định của cấp dưới nếu quyết định đó không đúng thẩm quyền và chế độ quy định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?