Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền nâng lương cho quân nhân chuyên nghiệp cấp bậc quân hàm nào?
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền nâng lương cho quân nhân chuyên nghiệp cấp bậc quân hàm nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 170/2016/TT-BQP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 12/2021/TT-BQP quy định như sau:
Thẩm quyền nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng hạng, phong, thăng cấp bậc quân hàm; hạ bậc lương, loại, nhóm, hạng, giáng cấp bậc quân hàm; kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ và cho thôi phục vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:
a) Phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp;
b) Nâng lương, chuyển nhóm đối với quân nhân chuyên nghiệp có hệ số lương từ 6,80 trở lên; thăng cấp bậc quân hàm Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;
c) Nâng loại quân nhân chuyên nghiệp;
d) Nâng lương, chuyển nhóm đối với công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương từ 6,20 trở lên;
đ) Nâng loại công nhân quốc phòng, thăng hạng viên chức quốc phòng;
e) Kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ đối với quân nhân chuyên nghiệp có cấp bậc quân hàm Thượng tá và đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8a, khoản 2 Điều 8b Thông tư này.
...
3. Thẩm quyền của người chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng trừ các doanh nghiệp cổ phần trực thuộc Bộ Quốc phòng:
a) Nâng lương, chuyển nhóm đối với quân nhân chuyên nghiệp có hệ số lương dưới 6,80; thăng cấp bậc quân hàm từ Trung úy đến Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;
b) Nâng lương, chuyển nhóm đối với công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 6,20;
c) Kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ đối với quân nhân chuyên nghiệp có cấp bậc quân hàm Trung tá trở xuống gồm:
- Kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ dưới một năm;
- Kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ từ một năm (đủ 12 tháng) đến không quá 5 năm sau khi có quyết định phê duyệt của Tổng Tham mưu trưởng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Cấp có thẩm quyền thăng cấp bậc quân hàm, nâng lương đến cấp bậc, hệ số mức lương nào thì có thẩm quyền cho hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đến cấp bậc, hệ số mức lương đó.
5. Cấp có thẩm quyền nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng hạng, thăng quân hàm đến cấp bậc, hệ số mức lương nào thì có thẩm quyền hạ bậc lương, loại, nhóm, hạng, giáng cấp bậc quân hàm và cho thôi phục vụ tại ngũ đối với quân nhân chuyên nghiệp, cho thôi phục vụ trong quân đội đối với công nhân và viên chức quốc phòng đến cấp bậc, hệ số mức lương đó.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền nâng lương cho quân nhân chuyên nghiệp có hệ số lương từ 6,80 trở lên tương đương với cấp bậc quân hàm thượng tá (Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 170/2016/TT-BQP).
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền nâng lương cho quân nhân chuyên nghiệp cấp bậc quân hàm nào? (Hình từ Internet)
Tiền lương của quân nhân chuyên nghiệp bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV thì tiền lương của quân nhân chuyên nghiệp hiện nay được tính bằng công thức sau:
Tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương.
Từ 1/7/2024 tiền lương của quân nhân chuyên nghiệp được xác định dựa vào hệ số lương quy định tại Bảng 7 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP và mức lương cơ sở mới là 2,34 triệu đồng/tháng (tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
Chi tiết bảng lương của quân nhân chuyên nghiệp như sau:
Tham khảo bảng lương của quân nhân chuyên nghiệp từ 1/7/2024 sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng.
Tải bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu đồng: Tại đây.
Ngoài tiền lương quân nhân chuyên nghiệp được hưởng chính sách gì không?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
Tiền lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Tiền lương của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được xác định theo trình độ đào tạo, chức danh, vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt.
2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng phụ cấp như sau:
a) Phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội theo quy định của pháp luật;
b) Phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức, viên chức có cùng điều kiện làm việc;
c) Phụ cấp, trợ cấp phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự.
3. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng chính sách ưu tiên hỗ trợ về nhà ở xã hội; thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.
4. Quân nhân chuyên nghiệp được hưởng phụ cấp về nhà ở.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, ngoài tiền lương quân nhân chuyên nghiệp được hưởng phụ cấp và chính sách ưu tiên khác, cụ thể như sau:
- Phụ cấp thâm niên;
- Phụ cấp như đối với cán bộ, công chức, viên chức có cùng điều kiện làm việc;
- Phụ cấp phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự.
Ngoài ra còn hưởng chính sách ưu tiên hỗ trợ về nhà ở xã hội; thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật và hưởng phụ cấp về nhà ở.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?