Bộ Nội vụ ý kiến: Đơn vị hành chính cấp xã giữ nguyên không sắp xếp thực hiện Nghị định 178 cho cán bộ công chức viên chức thế nào?
Bộ Nội vụ ý kiến: Đơn vị hành chính cấp xã giữ nguyên không sắp xếp thực hiện Nghị định số 178 cho cán bộ công chức viên chức thế nào?
Theo Mục 2 Công văn 2034/BNV-TCBC năm 2025 quy định đối với các đơn vị hành chính cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp) thì thực hiện Nghị định số 178 cho cán bộ công chức viên chức như sau:
- Các đơn vị hành chính cấp xã giữ nguyên trạng (không sắp xếp) đều có sự tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ từ cấp huyện và tiếp nhận nhiệm vụ theo phân cấp từ cấp tỉnh; đồng thời, tiếp nhận cán bộ, công chức từ cấp tỉnh, cấp huyện cùng với cán bộ, công chức cấp xã để bố trí theo mô hình chính quyền cấp xã mới. Theo đó, cán bộ, công chức dự kiến bố trí làm việc tại các xã mới đều là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và thuộc đối tượng áp dụng theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025).
- Các đơn vị sự nghiệp công lập do cấp huyện quản lý, được tổ chức lại theo địa bàn đơn vị hành chính cấp xã mới thì viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập này là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và thuộc đối tượng áp dụng theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025).
- Các đơn vị sự nghiệp công lập do cấp huyện quản lý, được chuyển nguyên trạng về cấp xã quản lý thì viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập này là đối tượng không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy và không thuộc đối tượng áp dụng theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025). Theo đó, các đơn vị sự nghiệp công lập này thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức thì viên chức thuộc đối tượng áp dụng theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025), không bao gồm viên chức sự nghiệp giáo dục và y tế.
Như vậy các đơn vị hành chính cấp xã giữ nguyên trạng tiếp nhận cán bộ, công chức từ cấp tỉnh, cấp huyện cùng với cán bộ, công chức cấp xã để bố trí theo mô hình chính quyền cấp xã mới. Cán bộ, công chức dự kiến bố trí làm việc tại các xã mới đều là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và thuộc đối tượng áp dụng theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP)
Danh sách đầy đủ 34 Chủ tịch tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh, hợp nhất tỉnh năm 2025 của các địa phương
Dự kiến tăng mức lương cơ sở năm 2026 cho đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang
Xem thêm:
>> Có lịch Duyệt binh 2 9 2025 chưa?
Chi tiết lộ trình, kế hoạch sáp nhập tỉnh, tổ chức bộ máy, bố trí, sử dụng cán bộ công chức viên chức: TẢI VỀ.
File excel tính tiền nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178: TẢI VỀ
Xem chi tiết lộ trình về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ.
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang 2025: TẢI VỀ.
Bộ Nội vụ ý kiến: Đơn vị hành chính cấp xã giữ nguyên không sắp xếp thực hiện Nghị định số 178 cho cán bộ công chức viên chức thế nào? (Hình từ Internet)
Cán bộ công chức nghỉ thôi việc hưởng những chính sách, chế độ nào?
Theo Điều 9 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định về chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và người làm việc tại các hội quy định tại điểm a, điểm b, điểm g khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP, cụ thể:
Cán bộ, công chức có tuổi đời từ đủ 02 năm trở lên đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và không đủ điều kiện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Điều 7, Điều 7a, Điều 7b Nghị định 178/2024/NĐ-CP, nếu nghỉ thôi việc thì được hưởng các chế độ như sau:
- Được hưởng trợ cấp thôi việc:
+ Đối với người nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp bằng 0,8 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc.
+ Đối với người nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền thì được hưởng bằng 0,4 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc.
- Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm.
Nguồn kinh phí chi trả chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ đâu?
Theo Điều 16 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP; được bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP) quy định nguồn kinh phí chi trả chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc như sau:
- Đối với cán bộ công chức; cán bộ, công chức cấp xã; lực lượng vũ trang và người lao động (trừ người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập): Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.
- Đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác.
Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập không đủ nguồn kinh phí để giải quyết chính sách, chế độ thì được sử dụng các quỹ được trích theo quy định của đơn vị sự nghiệp công lập để giải quyết chính sách, chế độ.
Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên do Nhà nước đặt hàng thông qua giá dịch vụ nhưng giá dịch vụ chưa tính đủ các yếu tố cấu thành để giải quyết chính sách, chế độ thì nguồn kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp bổ sung.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo một phần chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị, nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu hợp pháp khác. Ngân sách nhà nước sẽ bố trí kinh phí giải quyết chính sách, chế độ trên số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.
- Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau hợp nhất, sáp nhập thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức: Ngoài kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức đã được bố trí hằng năm theo quy định, được cấp bổ sung kinh phí đào tạo, bồi dưỡng bằng 5% tổng quỹ lương cơ bản (không bao gồm phụ cấp) trong năm đầu thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
- Ngân sách nhà nước bảo đảm đủ toàn bộ khoản kinh phí tương đương với số tiền đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm hưu trí và tử tuất cho thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ hưu trước tuổi trong thời gian từ đủ 05 năm đến đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu.
- Đối với người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện chịu tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.
- Đối với các tổ chức hành chính kết thúc việc thực hiện cơ chế tài chính đặc thù như đơn vị sự nghiệp công lập từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 thì nguồn kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.











- TEMIS: Phần mềm đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên sử dụng như thế nào? Khi nào thực hiện đánh giá giáo viên trên TEMIS?
- Khoản tiền không được tính hưởng trợ cấp khi tinh giản biên chế thuộc các khoản phụ cấp khác gồm những gì theo Công văn 1814?
- Nghỉ hưu trước tuổi từ 01/7/2025, hưởng trợ cấp 10 tháng tiền lương hiện hưởng khi có bao nhiêu năm công tác theo Công văn 1814?
- Thay đổi tiêu chí đánh giá cán bộ công chức, viên chức theo từng đặc điểm, từng địa phương theo Công văn 1814 có đúng không?
- Công văn 1767 quyết định chưa giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc đối với CCVC và người lao động trong trường hợp nào?