Bình Phước có mức lương tối thiểu vùng là bao nhiêu?
Bình Phước có mức lương tối thiểu vùng là bao nhiêu?
Để được áp dụng mức lương tối thiểu vùng, người lao động cần phải thuộc các đối tượng được quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
a) Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định cụ thể về mức lương tối thiểu vùng như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Dẫn chiếu Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2023 của Bình Phước được quy định như sau:
2. Vùng II, gồm các địa bàn:
…
- Thành phố Đồng Xoài và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước;
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
…
- Các thị xã Phước Long, Bình Long và các huyện Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng thuộc tỉnh Bình Phước;
…
4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.
Từ các quy định riêng có thể thấy được mức lương tối thiểu của từng địa bàn trên tỉnh Bình Phước khác nhau và hiện tại đang áp dụng mức lương ở vùng 2,3,4. Cụ thể:
- Thành phố Đồng Xoài và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước: 4.160.000 đồng/tháng hoặc 20.000 đồng/giờ.
- Các thị xã Phước Long, Bình Long và các huyện Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng thuộc tỉnh Bình Phước: 3.640.000 đồng/tháng hoặc 17.500 đồng/giờ.
- Huyện Bù Đăng, Huyện Bù Đốp, Huyện Bù Gia Mập: 3.250.000 đồng/tháng hoặc 15.600 đồng/giờ.
Như vậy việc quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng chung cho tất cả người lao động hợp pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam, mức lương tối thiểu tại Bình Phước không phải là mức lương tối thiểu thấp nhất mà nó được điều chỉnh, xây dựng theo tình hình thực tế để phù hợp để bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Mức lương tối thiểu vùng tại Bình Phước
Mức lương tối thiểu được pháp luật điều chỉnh như thế nào?
Mức lương tối thiểu được pháp luật điều chỉnh theo quy định của Nhà nước và có thể thay đổi theo từng thời kỳ.
Điều này được pháp luật tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Mức lương tối thiểu
…
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Như vậy, mức lương tối thiểu được quy định tối thiểu phải đảm bảo đủ chi phí sinh hoạt cơ bản của người lao động và phải được điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, tăng cường năng suất lao động, cải thiện đời sống người lao động và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Trong quá trình điều chỉnh, Nhà nước sẽ lấy nhiều yếu tố khác nhau để đưa ra quyết định, bao gồm cả tình hình kinh tế, lạm phát, giá cả và các yếu tố khác. Ngoài ra, việc tăng lương tối thiểu cũng phải được thảo luận với các cơ quan liên quan.
Cần đảm bảo nguyên tắc nào khi trả lương cho người lao động?
Nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích của người lao động, Pháp luật đã có những quy định liên quan đến nguyên tắc trả lương tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Đồng thời việc trả lương cũng được quy định tại Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Trả lương
1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
Như vậy, quy định về nguyên tắc trả lương là cần thiết để đảm bảo quyền lợi của người lao động, tạo sự công bằng và minh bạch trong quá trình trả lương.
Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Tra cứu nhanh mức lương tối thiểu vùng theo các khu vực cụ thể TẠI ĐÂY.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?