Biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên THPT được lập như thế nào?
Hồ sơ giáo viên THPT bao gồm những gì?
Tại khoản 3 Điều 21 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục
Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường gồm:
1. Đối với nhà trường:
a) Sổ đăng bộ.
b) Học bạ học sinh.
c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học).
d) Hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có).
đ) Kế hoạch giáo dục của nhà trường (theo năm học).
e) Sổ ghi đầu bài.
g) Sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
h) Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến.
i) Hồ sơ quản lý thiết bị giáo dục, thư viện.
k) Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính.
l) Hồ sơ kiểm tra, đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên.
m) Hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh.
n) Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật học sinh.
o) Hồ sơ phổ cập giáo dục (đối với cấp trung học cơ sở).
2. Đối với tổ chuyên môn:
a) Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (theo năm học).
b) Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn.
3. Đối với giáo viên:
a) Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).
b) Kế hoạch bài dạy (giáo án).
c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.
d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
...
Theo quy định trên thì hồ sơ giáo viên trung học phổ thông bao gồm:
- Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học): Đây là kế hoạch làm việc của giáo viên đặt ra trong suốt một năm học bao gồm các phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, theo từng chủ điểm, sự kiện trong năm học góp phần giúp công tác dạy và học được thuận lợi đạt kết quả tốt nhất.
- Kế hoạch bài dạy (giáo án): Giáo viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình môn học, kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giáo dục môn học, sách giáo khoa, thiết bị dạy học để xây dựng kế hoạch bài dạy (Ví dụ: Yêu cầu cần đạt; Đồ dùng dạy học cần chuẩn bị; Tiến trình dạy học; Điều chỉnh sau tiết dạy)
- Sổ theo dõi và đánh giá học sinh: Được lập ra nhằm đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học sinh điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học
- Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp): Ghi chép các thông tin về học sinh trong lớp học. Thông tin này bao gồm tên học sinh, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của phụ huynh, kết quả học tập và hành vi của học sinh.
Biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên THPT được lập như thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên THPT được lập như thế nào?
Biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên THPT là một văn bản ghi chép kết quả của quá trình kiểm tra, đánh giá hồ sơ cá nhân và năng lực giảng dạy của một giáo viên. Đây là một phần quan trọng trong quá trình quản lý chất lượng giáo dục và đảm bảo rằng giáo viên đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu của tổ chức giáo dục.
Hiện nay, mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên THPT không được quy định trong Bộ luật Lao động 2019, Luật Viên chức 2010 và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Thông thường mẫu lập kế hoạch công việc sẽ được ban hành cụ thể để áp dụng tại từng trường, cơ sở giáo dục.
Dưới đây là mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên THPT mà các trường có thể tham khảo:
Tải Mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên THPT: Tại đây
Định mức tiết dạy của giáo viên THPT là bao nhiêu?
Tại Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT có quy định định mức tiết dạy như sau:
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
2a. Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết
3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên thì giáo viên THPT sẽ tham gia giảng dạy 17 tiết trong một tuần.
Đối với giáo viên dạy ở các trường THPT dân tộc nội trú hoặc trường THPT dân tộc bán trú thì định mức tiết dạy trong tuần là 15 tiết.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?