Bị tai nạn khiến quân nhân dự bị suy giảm khả năng lao động 6% thì được hưởng mức trợ cấp là bao nhiêu?

Mức trợ cấp áp dụng cho quân nhân dự bị suy giảm khả năng lao động 6% do bị tai nạn là bao nhiêu?

Quân nhân dự bị bao gồm những đối tượng nào?

Theo Điều 2 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
2. Quân nhân dự bị bao gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự.
...

Theo đó quân nhân dự bị bao gồm các đối tượng như: sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.

Bị tai nạn khiến quân nhân dự bị suy giảm khả năng lao động 6% thì được hưởng mức trợ cấp là bao nhiêu?

Bị tai nạn khiến quân nhân dự bị suy giảm khả năng lao động 6% thì được hưởng mức trợ cấp là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Bị tai nạn khiến quân nhân dự bị suy giảm khả năng lao động 6% thì được hưởng mức trợ cấp là bao nhiêu?

Theo Điều 6 Nghị định 79/2020/NĐ-CP quy định:

Chế độ khám bệnh, chữa bệnh; chế độ trợ cấp tai nạn; trợ cấp chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro
Quân nhân dự bị không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế quy định tại khoản 6 Điều 30 của Luật trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ, nếu bị ốm đau, bị tai nạn hoặc chết được thực hiện như sau:
1. Chế độ khám bệnh, chữa bệnh
Được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân, dân y; được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, tiền ăn bệnh lý theo hóa đơn thu tiền (nếu điều trị nội trú); nếu hết thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động mà phải tiếp tục điều trị thì được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh và tiền ăn bệnh lý tối đa không quá 15 ngày.
2. Chế độ trợ cấp tai nạn
a) Điều kiện hưởng trợ cấp
Quân nhân dự bị nếu bị tai nạn được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên khám, giám định kết luận mức độ suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng trợ cấp trong trường hợp: Trên đường từ nơi ở đến nơi tập trung huấn luyện hoặc khi kết thúc đợt tập trung huấn luyện trở về nơi ở; trong giờ làm việc và tại nơi thực hiện nhiệm vụ; ngoài giờ làm việc, ngoài nơi làm nhiệm vụ khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người chỉ huy có thẩm quyền.
b) Mức trợ cấp
Suy giảm khả năng lao động 5% thì được trợ cấp một lần bằng 8.000.000 đồng; sau đó, cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 800.000 đồng.
...

Theo đó để được hưởng trợ cấp tai nạn quân nhân chuyên nghiệp cần đảm bảo 3 điều kiện:

- Thứ nhất: quân nhân dự bị không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đang trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

- Thứ hai: mức độ suy giảm khả năng lao động từ 5% và được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên khám, giám định kết luận.

- Thứ ba: tai nạn xảy ra khi:

+ Đang trên đường từ nơi ở đến nơi tập trung huấn luyện hoặc khi kết thúc đợt tập trung huấn luyện trở về nơi ở;

+ Trong thời gian làm việc và tại nơi thực hiện nhiệm vụ;

+ Ngoài giờ làm việc, ngoài nơi làm nhiệm vụ nhưng đang thực hiện công việc theo yêu cầu của người chỉ huy có thẩm quyền.

Thỏa mãn các điều kiện hưởng quân nhân dự bị suy giảm khả năng lao động 6% thì được hưởng mức trợ cấp một lần là 8.800.000 đồng.

Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn của quân nhân dự bị gồm những giấy tờ gì?

Theo Điều 8 Nghị định 79/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn của quân nhân dự bị gồm:

- Biên bản điều tra tai nạn do đơn vị trực tiếp huấn luyện lập (01 bản chính);

- Giấy ra viện (01 bản chính hoặc bản sao) hoặc trích sao hồ sơ bệnh án, hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích của cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị quân nhân dự bị);

- Lệnh gọi tập trung huấn luyện hoặc quyết định gọi đào tạo sĩ quan dự bị của cấp có thẩm quyền (01 bản sao);

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa của bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên (02 bản chính);

- Quyết định trợ cấp của đơn vị trực tiếp huấn luyện (02 bản chính).

Nếu thuộc trường hợp bị tai nạn giao thông thì có thêm biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng (01 bản chính hoặc bản sao).

Quân nhân dự bị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Lực lượng quân nhân dự bị gồm những ai?
Lao động tiền lương
Sắp xếp quân nhân dự bị có chuyên nghiệp quân sự khác với chức danh biên chế có được không?
Lao động tiền lương
Bị tai nạn khiến quân nhân dự bị suy giảm khả năng lao động 6% thì được hưởng mức trợ cấp là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Quân nhân dự bị ốm đau thì gia đình quân nhân dự bị được hưởng trợ cấp không?
Lao động tiền lương
Kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị gồm các nội dung gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quân nhân dự bị
692 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quân nhân dự bị

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quân nhân dự bị

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào