Bị hủy kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có được đăng ký tiếp kỳ kiểm định sau không?
Bị hủy kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có được đăng ký tiếp kỳ kiểm định sau không?
Căn cứ khoản 4 Điều 10 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về hủy bỏ kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức, cụ thể như sau:
Sử dụng kết quả kiểm định
...
4. Hủy bỏ kết quả kiểm định.
a) Khai không đúng thông tin trong Phiếu đăng ký dự kiểm định.
b) Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng công chức phát hiện người được tuyển dụng sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định thì đề nghị có văn bản gửi Bộ Nội vụ để hủy bỏ kết quả kiểm định.
c) Danh sách các trường hợp bị hủy bỏ kết quả kiểm định được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ, trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Người bị hủy bỏ kết quả kiểm định không được đăng ký dự kiểm định trong một kỳ kiểm định tiếp theo.
Theo đó kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức bị hủy bỏ trong trường hợp sau:
- Khai không đúng thông tin trong Phiếu đăng ký dự kiểm định.
- Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng công chức phát hiện người được tuyển dụng sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định thì đề nghị có văn bản gửi Bộ Nội vụ để hủy bỏ kết quả kiểm định.
Danh sách các trường hợp bị hủy bỏ kết quả kiểm định được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ, trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Người bị hủy bỏ kết quả kiểm định không được đăng ký dự kiểm định trong một kỳ kiểm định tiếp theo.
Bị hủy kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có được đăng ký tiếp kỳ kiểm định sau không?
Đối tượng nào không được đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức
1. Điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức.
2. Những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức không được đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Và dựa vào khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008 (Có cụm từ này bị thay thế bởi điểm đ khoản 20 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định như sau:
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
...
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Như vậy, những đối tượng không được đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức bao gồm:
- Những người không cư trú tại Việt Nam;
- Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích, đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Tình huống nào được xem là bất thường trong coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức?
Căn cứ Điều 35 Nội quy và Quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BNV quy định như sau:
Xử lý tình huống bất thường trong coi thi
1. Tình huống bất thường trong coi thi bao gồm các trường hợp sau đây:
a) Sự cố máy thi làm gián đoạn việc làm bài thi của thí sinh.
b) Sự cố mất điện của điểm thi, phòng thi.
c) Sự cố do dịch bệnh, thiên tai.
d) Các sự cố khác làm dừng hoạt động của điểm thi, phòng thi.
2. Nguyên tắc xử lý tình huống bất thường
a) Nhanh chóng tìm các giải pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến tình trạng gián đoạn của kỳ thi. Nếu tổng thời gian gián đoạn ca thi quá 15 phút vì bất kỳ lý do nào thì phải dừng ca thi.
b) Việc dừng ca thi với một hoặc nhiều thí sinh do Trưởng ban coi thi quyết định. Việc dừng ca thi với phòng thi, điểm thi do Chủ tịch Hội đồng kiểm định quyết định.
c) Khi phải dừng ca thi, Trưởng điểm thi có trách nhiệm trực tiếp nhắc lại cho thí sinh về quyền và nghĩa vụ của thí sinh; tổ chức thực hiện quy trình chuyển ca thi, chuyển đợt thi hoặc ghi nhận nguyện vọng khác của thí sinh để tiếp tục xử lý.
d) Trường hợp xảy ra sự cố máy thi làm gián đoạn việc làm bài thi của thí sinh hoặc làm ảnh hưởng đến kết quả làm bài của thí sinh thì giám thị phòng thi, kỹ thuật viên máy tính phải lập biên bản xác nhận sự cố, báo ngay với giám thị hành lang để báo cáo Trưởng điểm thi xem xét cho thí sinh được làm lại bài thi trong ca thi sau.
Theo đó, tình huống bất thường trong coi thi bao gồm các trường hợp sau đây:
- Sự cố máy thi làm gián đoạn việc làm bài thi của thí sinh.
- Sự cố mất điện của điểm thi, phòng thi.
- Sự cố do dịch bệnh, thiên tai.
- Các sự cố khác làm dừng hoạt động của điểm thi, phòng thi.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?