Bệnh hiểm nghèo là gì, danh mục bệnh hiểm nghèo của Bộ Y tế tại Thông tư 50 thế nào?

Bệnh hiểm nghèo là gì, bệnh hiểm nghèo gồm những bệnh gì, danh mục bệnh hiểm nghèo của Bộ Y tế theo Thông tư 50 như thế nào?

Bệnh hiểm nghèo là gì, danh mục bệnh hiểm nghèo của Bộ Y tế tại Thông tư 50 thế nào?

Bệnh hiểm nghèo là những bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng và khó có phương thức chữa trị hiệu quả. Những bệnh này thường có diễn tiến phức tạp, đòi hỏi quá trình điều trị dài và tốn kém.

Theo Điều 3 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định:

Giải thích từ ngữ
1. Dịch bệnh bao gồm: Các bệnh truyền nhiễm ở người quy định tại Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; dịch bệnh động vật quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật thú y năm 2015 và dịch hại thực vật được công bố dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013.
2. Sự cố là các tình huống do thiên tai hoặc con người gây ra được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
3. Bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo là bệnh nhân bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh hiểm nghèo do Bộ Y tế quy định.

Theo đó bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo là bệnh nhân bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh hiểm nghèo do Bộ Y tế quy định.

Dẫn chiếu Thông tư 50/2024/TT-BYT thì Danh mục bệnh hiểu nghèo do Bộ Y tế quy định như sau:

STT

Tên bệnh

Mã bệnh

Ghi chú

1.

Viêm màng não và viêm não màng não do Listeria

A32.1

Mức độ nặng

2.

Nhiễm khuẩn huyết

A32.7; A39; A40; A41

Mức độ nặng, phải sử dụng kỹ thuật như lọc máu, tim phổi nhân tạo

3.

Bệnh bại liệt cấp

A80

Có di chứng, không có khả năng phục hồi

4.

Bệnh HIV dẫn đến bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng/ gây u ác tính/ dẫn đến các bệnh xác định khác/ bệnh lý khác

B20 đến B23

HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự chăm sóc bản thân

5.

U ác tính

C00 đến C97

Giai đoạn cuối

6.

Thiếu máu tan máu mắc phải

D59 (từ D59.0 đến 59.5)

Có biến chứng

7.

Các thể suy tủy xương khác

D61 (từ D61.0 đến D61.3; từ D61.8 đến D61.9)

Có biến chứng

8.

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn

D69.3

Trường hợp không đáp ứng với điều trị thông thường

9.

Các bệnh của tổ chức lympho-liên võng và (tổ chức bào) mô bào-liên võng xác định khác

D76 (từ D76.0 đến D76.2)

Mức độ nặng

10.

Suy giảm miễn dịch kết hợp

D81


11.

Bệnh đái tháo đường phụ thuộc insuline

E10.5 đến E10.8

Có biến chứng nặng ở các cơ quan đích (mắt, tim, thận, mạch máu) gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nghiêm trọng, cần người giúp đỡ thường xuyên

12.

Bệnh đái tháo đường type 2 có biến chứng

E11.7

Có biến chứng nặng ở các cơ quan đích (mắt, tim, thận, mạch máu) gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nghiêm trọng, cần có người giúp đỡ thường xuyên

13.

Suy tuyến yên

E23.0

Suy đa tuyến sau phẫu thuật u tuyến yên

14.

Sa sút trí tuệ

F01 đến F03

Tình trạng sa sút trí tuệ nặng, mất trí nhớ hoàn toàn, phải chăm sóc y tế liên tục, thường xuyên

15.

Viêm não, viêm tủy và viêm não- tủy

G04

Mức độ nặng

16.

Teo cơ do tổn thương tủy sống và hội chứng liên quan

G12


17.

Bệnh Parkinson

G20

Bệnh Parkinson giai đoạn di chứng, phải có người chăm sóc y tế

18.

Xơ cứng rải rác

G35

Mức độ nặng, tổn thương đa cơ quan

19.

Động kinh cơn lớn, không đặc hiệu (kèm hay không có cơn nhỏ)

G40.6

Động kinh kháng thuốc

20.

Nhược cơ

G70.0

Trường hợp không đáp ứng điều trị thông thường

21.

Liệt nửa người

G81


22.

Liệt hai chân và liệt tứ chi

G82


23.

Mù hai mắt

H54.0


24.

Câm điếc

H91.3

Bẩm sinh

25.

Nhồi máu cơ tim cấp/ tiến triển

I21; I22


26.

Tăng áp động mạch phổi

I27.0; I27.2

Mức độ nặng

27.

Suy tim

I50

Suy tim độ 3, độ 4

28.

Đột quỵ (tai biến mạch máu não)

I64

Mức độ nặng, phải can thiệp mạch

29.

Suy gan

K72

Mức độ nặng

30.

Xơ gan

K74

Giai đoạn mất bù

31.

Viêm tụy mạn tính tái phát

K86.1

Mức độ nặng

32.

Lupus ban đỏ hệ thống

M32

Có biến chứng, không đáp ứng với điều trị thường quy

33.

Hội chứng thận hư

N04

Thể kháng thuốc

34.

Bệnh thận mạn tính

N18.4; N18.5

Giai đoạn 4, 5

35.

Suy đa tạng

R65.1; R65.3


36.

Bỏng độ ba

T20.3; T21.3; T22.3; T24.3; T25.3


37.

Tình trạng ghép tạng

Z94


38.

Thận nhân tạo chu kỳ

Z99.2


Bệnh hiểm nghèo là gì, danh mục bệnh hiểm nghèo của Bộ Y tế tại Thông tư 50 thế nào?

Bệnh hiểm nghèo là gì, danh mục bệnh hiểm nghèo của Bộ Y tế tại Thông tư 50 thế nào? (Hình từ Internet)

Bị bệnh gì thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?

Theo khoản 1 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:

Hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đã chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội mà có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động không hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì có thể lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS;
d) Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng;
đ) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cũng không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm;
e) Trường hợp quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cũng không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
...

Theo đó những người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS mà có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho người bị bệnh gồm những gì?

Theo Điều 78 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:

Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần bao gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Văn bản đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
2. Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 70 của Luật này, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này thì có thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh để định cư ở nước ngoài;
c) Thẻ thường trú dài hạn ở nước ngoài của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp;
d) Giấy tờ hợp pháp khác thể hiện việc định cư ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
3. Trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 70 của Luật này, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này thì có thêm bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản chính hoặc bản sao giấy ra viện.
4. Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 70 của Luật này, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này thì có thêm biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao giấy xác nhận mức độ khuyết tật đặc biệt nặng.

Theo đó hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người bị bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS gồm:

- Sổ bảo hiểm xã hội;

- Văn bản đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

- Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản chính hoặc bản sao giấy ra viện.

Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025.

Bệnh hiểm nghèo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bệnh hiểm nghèo là gì, danh mục bệnh hiểm nghèo của Bộ Y tế tại Thông tư 50 thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bệnh hiểm nghèo
13 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào