Bao nhiêu tuổi được làm bảo vệ của doanh nghiệp?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì bảo vệ của doanh nghiệp có độ tuổi là bao nhiêu?

Bao nhiêu tuổi được làm bảo vệ của doanh nghiệp?

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn nhân viên bảo vệ cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn nhân viên bảo vệ
Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên; có lý lịch rõ ràng; phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên (đối với miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên), có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ. Ưu tiên tuyển dụng lực lượng bảo vệ là những người đã có thời gian công tác trong lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân.

Theo đó, độ tuổi để làm bảo vệ doanh nghiệp là đủ 18 tuổi trở lên.

Bao nhiêu tuổi được làm bảo vệ của doanh nghiệp?

Bao nhiêu tuổi được làm bảo vệ của doanh nghiệp? (Hình từ Internet)

Bảo vệ doanh nghiệp có những quyền hạn gì?

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về quyền hạn của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp cụ thể như sau:

Quyền hạn của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
1. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị có quyền hạn sau:
a) Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, đơn vị và cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự và nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp;
b) Trong khi làm nhiệm vụ, được kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, phương tiện ra vào cơ quan, doanh nghiệp nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;
c) Tiến hành công tác xác minh những vụ, việc xảy ra ở cơ quan, doanh nghiệp theo thẩm quyền mà người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao hoặc theo yêu cầu của cơ quan Công an có thẩm quyền;
d) Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ bảo vệ và phải báo cáo cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp khác thực hiện quyền hạn quy định tại Điểm b, c, d Khoản 1 Điều này.

Theo đó, bảo vệ doanh nghiệp có những quyền hạn sau:

- Đối với bảo vệ của cơ quan, doanh nghiệp nhà nước:

+ Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, đơn vị và cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự và nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp;

+ Được kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, phương tiện ra vào cơ quan, doanh nghiệp nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy của cơ quan, doanh nghiệp trong khi làm nhiệm vụ;

+ Tiến hành công tác xác minh những vụ, việc xảy ra ở cơ quan, doanh nghiệp theo thẩm quyền mà người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao hoặc theo yêu cầu của cơ quan Công an có thẩm quyền;

+ Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ bảo vệ và phải báo cáo cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

- Đối với bảo vệ của doanh nghiệp ngoài nhà nước:

+ Kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, phương tiện ra vào cơ quan, doanh nghiệp nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy của cơ quan, doanh nghiệp trong khi làm nhiệm vụ;

+ Tiến hành công tác xác minh những vụ, việc xảy ra ở cơ quan, doanh nghiệp theo thẩm quyền mà người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao hoặc theo yêu cầu của cơ quan Công an có thẩm quyền;

+ Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ bảo vệ và phải báo cáo cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Bảo vệ của doanh nghiệp có những chức năng gì?

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về chức năng của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp cụ thể như sau:

Chức năng của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
1. Tham mưu giúp cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, kế hoạch công tác bảo vệ; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp; triển khai các yêu cầu công tác bảo vệ theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền.
2. Tổ chức thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ, biện pháp công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp.

Theo đó, bảo vệ của doanh nghiệp có những chức năng như sau:

- Tham mưu giúp cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, kế hoạch công tác bảo vệ;

- Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp;

- Triển khai các yêu cầu công tác bảo vệ theo chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền;

- Tổ chức thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ, biện pháp công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp.

Nhân viên bảo vệ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bao nhiêu tuổi được làm bảo vệ của doanh nghiệp?
Lao động tiền lương
Bảo vệ của doanh nghiệp có những nhiệm vụ gì?
Lao động tiền lương
Nhân viên bảo vệ tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có phải là công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nhân viên bảo vệ
351 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhân viên bảo vệ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhân viên bảo vệ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào