Báo cáo điều chỉnh lương hưu theo Nghị quyết 82/NQ-CP (ban hành ngày 5/6/2024) tại phiên họp Chính phủ thường kỳ 2024 ra sao?
Báo cáo điều chỉnh lương hưu theo Nghị quyết 82/NQ-CP (ban hành ngày 5/6/2024) tại phiên họp Chính phủ thường kỳ 2024 ra sao?
Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024.
Về thực hiện chính sách tiền lương, Quốc hội quyết nghị từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Ngày 05/06/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2024 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2024.
Theo mục 15 Phụ lục kèm theo Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2024 quy định:
15. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Tiếp tục đôn đốc các địa phương khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; khẩn trương thẩm định đề án của các địa phương và phục vụ hoạt động của các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 theo các địa bàn đã được phân công. Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, kịp thời hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc đề xuất các bộ, cơ quan trung ương giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ được phân công; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Hướng dẫn địa phương kiện toàn tổ chức bộ máy và giải quyết dôi dư đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp theo đúng quy định hiện hành.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Chính trị về cải cách chính sách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, ưu đãi người có công với cách mạng và trợ cấp xã hội; đề xuất thực hiện cải cách tiền lương có lộ trình phù hợp, khả thi, hiệu quả; bảo đảm công bằng, bình đẳng, hài hòa giữa các đối tượng, ổn định, không xáo trộn lớn.
...
Theo đó tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 05 năm 2024: Báo cáo về điều chỉnh lương hưu được Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thiện thành hồ sơ báo cáo cho Bộ Chính trị.
Xem chi tiết Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2024 (ban hành ngày 5/6/2024): TẢI VỀ.
>>> Xem chi tiết bảng lương cán bộ, công chức, viên chức các cấp hiện nay: Tại đây
Báo cáo điều chỉnh lương hưu theo Nghị quyết 82/NQ-CP (ban hành ngày 5/6/2024) tại phiên họp Chính phủ thường kỳ 2024 ra sao? (Hình từ Internet)
Tham gia bảo hiểm hưu trí sẽ nhận được các quyền lợi gì?
Khi tham gia bảo hiểm hưu trí, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi từ Điều 115 Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm, như sau:
Quyền lợi bảo hiểm cơ bản của hợp đồng bảo hiểm hưu trí
1. Doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động thiết kế sản phẩm bảo hiểm hưu trí nhưng phải bao gồm quyền lợi hưu trí định kỳ theo quy định tại khoản 2 Điều này và quyền lợi bảo hiểm rủi ro theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Đối với quyền lợi hưu trí định kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm:
a) Quyền lợi hưu trí được chi trả định kỳ đến khi người được bảo hiểm tử vong hoặc tối thiểu 10 năm, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận về mức hưởng quyền lợi hưu trí mỗi kỳ, số ký nhận quyền lợi hưu trí;
c) Tính lãi tích luỹ từ phần quyền lợi hưu trí chưa chi trả cho bên mua bảo hiểm, nhưng không thấp hơn lãi suất đầu tư cam kết tối thiểu thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
3. Đối với quyền lợi bảo hiểm rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo bên mua bảo hiểm được hưởng trong thời hạn đóng phí bảo hiểm và có thể tiếp tục cung cấp quyền lợi này trong thời gian nhận quyền lợi hưu trí, tùy theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Quyền lợi bảo hiểm rủi ro bao gồm tối thiểu các quyền lợi sau:
a) Quyền lợi trợ cấp mai táng:
Khi nhận được yêu cầu thanh toán quyền lợi bảo hiểm tử vong, bất kể thuộc phạm vi bảo hiểm hay không, doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả ngay khoản trợ cấp mai táng cho người thụ hưởng số tiền theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
b) Quyền lợi bảo hiểm tử vong và quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn:
Khi người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời hạn quy định, doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
Bên mua bảo hiểm được lựa chọn số tiền bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và được điều chỉnh số tiền bảo hiểm trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
Như vậy khi tham gia bảo hiểm hưu trí, cá nhân sẽ được hưởng quyền lợi về:
- Hưu trí định kỳ: Quyền lợi hưu trí được chi trả định kỳ, tính lãi tích luỹ từ phần quyền lợi hưu trí chưa chi trả cho người mua bảo hiểm
- Bảo hiểm rủi ro: tối thiểu phải có quyền lợi trợ cấp mai táng, bảo hiểm tử vong và quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn.
Từ đó, khi người lao động muốn mua bảo hiểm hưu trí cần xem xét kỹ lưỡng về các điều kiện, chi phí và lợi ích cụ thể của từng chương trình bảo hiểm để lựa chọn mua bảo hiểm hưu trí phù hợp với tình hình tài chính và mục tiêu cá nhân.
Người lao động mua bảo hiểm hưu trí phải đóng phí gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 114 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Đặc điểm nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí
..
2. Sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí có các đặc điểm sau đây:
a) Trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm bắt đầu nhận quyền lợi bảo hiểm hưu trí khi đạt đến tuổi theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, nhưng không thấp hơn độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại văn bản pháp luật về độ tuổi nghỉ hưu;
b) Cơ cấu phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm hưu trí được tách bạch giữa phí đem đi đầu tư và phí ban đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 99 Nghị định này;
c) Mỗi người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm hưu trí cá nhân hay hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm có một tài khoản bảo hiểm hưu trí riêng theo quy định tại Điều 118 Nghị định này.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 99 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có quy định các khoản tính phí như sau:
Các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm
1. Các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm bao gồm:
a) Phí ban đầu: được dùng để bù đắp chi phí liên quan tới việc khai thác hợp đồng bảo hiểm, chi phí vốn của doanh nghiệp bảo hiểm. Phí ban đầu được khấu trừ theo tỷ lệ phần trăm (%) phí bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Phần phí bảo hiểm sau khi khấu trừ phần phí ban đầu là phần phí đem đi đầu tư và được phân bổ vào quỹ liên kết đầu tư (đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí) trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được phí bảo hiểm;
b) Phí quản lý hợp đồng: được dùng bù đắp chi phí liên quan đến việc duy trì hợp đồng bảo hiểm và cung cấp thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Phí quản lý hợp đồng được khấu trừ từ giá trị tài khoản của bên mua bảo hiểm;
c) Phí rủi ro: được dùng để chi trả quyền lợi bảo hiểm rủi ro theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm. Phí rủi ro được khấu trừ từ giá trị tài khoản của bên mua bảo hiểm;
d) Phí quản lý quỹ: được dùng để chi trả cho các hoạt động đầu tư, hoạt động định giá tài sản, hoạt động giám sát và quản lý quỹ. Phí quản lý quỹ được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) giá trị tài sản ròng của quỹ liên kết đầu tư (đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí). Phí quản lý quỹ được khấu trừ trước khi xác định kết quả đầu tư của quỹ liên kết đầu tư (đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí);
đ) Phí chấm dứt hợp đồng trước hạn (áp dụng đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư): được dùng để bù đắp các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến việc bên mua bảo hiểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước hạn. Phí chấm dứt hợp đồng trước hạn được trừ từ giá trị tài khoản của bên mua bảo hiểm;
e) Phí chuyển đổi quỹ liên kết đơn vị (áp dụng đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị): là khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm khi thực hiện chuyển đổi tài sản đầu tư giữa các quỹ liên kết đơn vị;
g) Phí chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí (áp dụng đối với sản phẩm bảo hiểm hưu trí): là khoản phí bên mua bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp bảo hiểm hiện đang quản lý tài khoản bảo hiểm hưu trí khi thực hiện chuyển giao tài khoản bảo hiểm hưu trí sang doanh nghiệp bảo hiểm mới.
...
Như vậy, các khoản phí tính khi người lao động mua bảo hiểm hưu trí gồm:
- Phí ban đầu: được dùng để bù đắp chi phí liên quan tới việc khai thác hợp đồng bảo hiểm, chi phí vốn của doanh nghiệp bảo hiểm. Phí ban đầu được khấu trừ theo tỷ lệ phần trăm (%) phí bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm.
- Phí đầu tư: Phần phí bảo hiểm sau khi khấu trừ phần phí ban đầu là phần phí đem đi đầu tư và được phân bổ vào quỹ liên kết đầu tư (đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí) trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được phí bảo hiểm.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?