Bảng đơn giá dịch vụ tư vấn cho người lao động áp dụng với Trung tâm dịch vụ việc làm là bao nhiêu?
- Đối tượng áp dụng bảng đơn giá dịch vụ tư vấn cho người lao động là ai?
- Bảng đơn giá dịch vụ tư vấn cho người lao động áp dụng với Trung tâm dịch vụ việc làm là bao nhiêu?
- Người lao động được giới thiệu việc làm tại trung tâm giới thiệu việc làm thì có tốn phí không?
- Thủ tục tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động bao gồm những bước nào?
Đối tượng áp dụng bảng đơn giá dịch vụ tư vấn cho người lao động là ai?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 1412/QĐ-LĐTBXH năm 2023 về đơn giá dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm sử dụng từ nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, có quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Đơn giá dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm ban hành theo Quyết định này áp dụng đối với các Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật thực hiện hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 54 Luật Việc làm.
Như vậy, bảng đơn giá dịch vụ tư vấn cho người lao động áp dụng cho Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập theo quy định của pháp luật thực hiện hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.
Bảng đơn giá dịch vụ tư vấn cho người lao động áp dụng với Trung tâm dịch vụ việc làm là bao nhiêu?
Bảng đơn giá dịch vụ tư vấn cho người lao động áp dụng với Trung tâm dịch vụ việc làm là bao nhiêu?
Bảng đơn giá dịch vụ tư vấn cho người lao động áp dụng với Trung tâm dịch vụ việc làm được quy định theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 1412/QĐ-LĐTBXH năm 2023, cụ thể như sau:
Đơn vị tính: đồng/ca
Nhóm | Chi phí lao động | Chi phí vật tư, công cụ, dụng cụ | Chi khấu hao TSCĐ | Tổng |
Nhóm 1 | 32.426 | 17.295 | 3.182 | 52.903 |
Nhóm 2 | 41.630 | 16.661 | 6.687 | 64.978 |
Nhóm 3 | 45.948 | 15.783 | 9.511 | 71.242 |
Nhóm 4 | 49.509 | 15.400 | 12.854 | 77.763 |
Nhóm 5 | 52.860 | 14.922 | 13.271 | 81.053 |
Nhóm 6 | 56.310 | 14.991 | 17.252 | 88.552 |
Nhóm 7 | 66.069 | 17.203 | 19.683 | 102.954 |
Người lao động được giới thiệu việc làm tại trung tâm giới thiệu việc làm thì có tốn phí không?
Căn cứ khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể như sau:
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.
Căn cứ Điều 14 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) quy định về hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, cụ thể như sau:
Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí thông qua trung tâm dịch vụ việc làm.
2. Kinh phí thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm của trung tâm dịch vụ việc làm được giao khoán theo số lượng người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của năm liền trước và thực hiện thanh quyết toán theo quy định trên cơ sở thực tế số lượng người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định giá dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại Điều 54 Luật Việc làm.
Theo đó, người lao động là đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm. Việc tư vấn, giới thiệu việc làm hoàn toàn được miễn phí.
Thủ tục tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động bao gồm những bước nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định về thủ tục tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động được thực hiện như sau:
Trình tự, thủ tục tư vấn, giới thiệu việc làm theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
1. Người lao động ghi đầy đủ các thông tin cá nhân, nhu cầu tư vấn, nhu cầu giới thiệu việc làm vào phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp trực tiếp cho trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là trung tâm dịch vụ việc làm).
2. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm và căn cứ vào nhu cầu, khả năng của người lao động, nhu cầu tuyển lao động của người sử dụng lao động để kết nối việc làm phù hợp với người lao động.
3. Trung tâm dịch vụ việc làm gửi cho người lao động Phiếu giới thiệu việc làm theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này để người lao động tham gia dự tuyển lao động.
4. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm theo dõi kết quả dự tuyển lao động để kịp thời hỗ trợ người lao động.
Theo quy định trên, thủ tục tư vấn việc làm cho người lao động bao gồm 5 bước sau:
Bước 1: Người lao động ghi đầy đủ các thông tin cá nhân, nhu cầu tư vấn, nhu cầu giới thiệu việc làm vào phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH
Bước 2: Nộp phiếu tư vấn, giới thiệu việc trực tiếp cho trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bước 3: Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm và căn cứ vào nhu cầu, khả năng của người lao động, nhu cầu tuyển lao động của người sử dụng lao động để kết nối việc làm phù hợp với người lao động.
Bước 4: Trung tâm dịch vụ việc làm gửi cho người lao động Phiếu giới thiệu việc làm để người lao động tham gia dự tuyển lao động.
Bước 5: Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm theo dõi kết quả dự tuyển lao động để kịp thời hỗ trợ người lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?