Bác sĩ có bị cắt phụ cấp độc hại sau cải cách tiền lương từ 1/7/2024 theo Nghị quyết 27?
Ngành nghề nào được hưởng phụ cấp độc hại?
Danh mục nghề công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm mới nhất được quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH. Theo đó, Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH đã quy định 1838 nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và chia thành 31 lĩnh vực khác nhau, bao gồm các nghề sau:
- Khai thác khoáng sản; Cơ khí, luyện kim; Hoá chất; Vận tải; Xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi; Điện; Thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông; Sản xuất xi măng; Sành sứa, thuỷ tinh, nhựa tạp phẩm, giấy, gỗ; Da giày, dệt may;
- Nông nghiệp và lâm nghiệp (bao gồm trồng trọt, khai thác, chế biến nông, lâm sản, chăn nuối - chế biến gia súc, gia cầm); Thương mại; Phát thanh, truyền hình; Dự trữ quốc gia;
- Y tế và dược; Thuỷ lợi; Cơ yếu; Địa chất; Xây dựng (xây lấp); Vệ sinh môi trường; Sản xuất gạch, gốm, sứ, đá, cát, sỏi, kinh xây dựng, vật liệu xây dựng; Sản xuất thuốc lá; Địa chính;
- Khí tượng thuỷ văn; Khoa học công nghệ; Hàng không; Sản xuất, chế biến muối ăn; Thể dục - Thể thao, văn hoá thông tin; Thương binh và xã hội; Bánh kẹo, bia, rượu, nước giải khát;
- Du lịch; Ngân hàng; Sản xuất giấy; Thuỷ sản; Dầu khí; Chế biến thực phẩm; Giáo dục - đào tạo; Hải quan; Sản xuất ô tô xe máy.
Trong Danh mục trên sẽ quy định chi tiết các công việc trong từng ngành nghề và đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc. Các đặc điểm điều kiện lao động này được chia thành các điều kiện lao động loại VI, loại V và loại IV.
Bác sĩ có bị cắt phụ cấp độc hại sau cải cách tiền lương từ 1/7/2024 theo Nghị quyết 27? (Hình từ Internet)
Bác sĩ có được hưởng phụ cấp độc hại không?
Căn cứ Công văn 6608/BYT-TCCB năm 2005 và Thông tư 07/2005/TT-BNV, phụ cấp của bác sĩ được quy định như sau:
Đối tượng | Hệ số | Phụ cấp từ 01/7/2023 |
- Trực tiếp phục vụ bệnh nhân thận nhân tạo; - Trực tiếp chữa răng và làm hàm răng giả; - Làm việc trong buồng tối, thiếu ánh sáng và không khí như buồng rửa phim, buồng làm thị trường; - Gián tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần, lao, truyền nhiễm, phong. | 0,1 | 180.000 đồng/tháng |
- Trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân ung thu hở có mùi hôi thối ở các bệnh viện chuyên khoa hoặc ung thư của bệnh viện đa khoa; - Trực tiếp khám, chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân da liễu (giang mai, lậu, sùi mào gà, trùng roi, nấm mốc, hạ cam, ghẻ); - Trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân liệt do chấn thương cột sống, xuất huyết não, viêm màng não lao, viêm màng não mủ, viêm tủy; - Trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân sau mổ (trong 48 giờ) thuộc ca mổ loại I, II; Bệnh nhân bỏng từ độ II trở lên và có diện tích bỏng 8% (trẻ em) và 15% (người lớn); - Trực tiếp giữ giống, chủng loại vi sinh vật, ký sinh trùng trên động vật và chăn nuôi súc vật đã tiêm cấy vi trùng gây bệnh; - Trực tiếp phục vụ vệ sinh buồng bệnh và giặt quần cáo cho bệnh nhân; - Sử dụng máy có dòng điện cao tần để điều trị bệnh nhân; - Thường xuyên làm công tác vệ sinh phòng dịch, chống sốt rét phải tiếp xúc với môi trường phân, nước thải, rác, hơi khí độc; - Rửa chai, lọ, dụng cụ thí nghiệm có hóa chất độc, vi sinh vật gây bệnh (phải dùng hóa chất độc để xử lý sát trùng); - Làm xét nghiệm sinh hóa, huyết học, ký sinh trùng; - Pha chế thuốc độc bảng A và thủ kho hóa chất; - Pha chế huyết thanh, vắc xin trong phòng kín và hấp sấy tiệt trùng các dụng cụ, trang thiết bị. | 0,2 | 360.000 đồng/ tháng |
- Giải phẫu bệnh lý; - Trực tiếp làm xét nghiệm vi sinh (vi rút, vi trùng); - Chiết xuất dược liệu độc bảng A; - Thường xuyên sử dụng các hóa chất độc mạnh mà trong môi trường làm việc vượt quá tiêu chuẩn quy định như sau: - Axit Sulfuric (H2SO4) vượt quá đậm độ 0,01mg/lít không khí; + Benzol vượt quá đậm độ 0,05mg/lít không khí; + Toluen vượt quá đậm độ 0,10mg/lít không khí; + Xynol vượt quá đậm độ 0,10mg/lít không khí; - Sản xuất các chất hấp phụ dùng cho phân tích sắc ký như Silicazen các ống chuẩn độ (dung dịch mẹ). | 0,3 | 540.000 đồng/tháng |
- Trực tiếp điều trị, phục hồi chức năng và phục vụ bệnh nhân phong (hủi), kể cả các xét nghiệm Hansen; - Chiếu chụp, điện quang; - Mổ xác, giải phẫu pháp y và bảo quản trông nom xác; - Dùng các chất phóng xạ Radium, Cobalt để khám chữa bệnh; - Trực tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần ở các bệnh viện chuyên khoa và các khoa tâm thần ở các bệnh viện đa khoa (kể cả phục vụ thương binh và bệnh binh tâm thần ở các khu điều trị, điều dưỡng thương binh, bệnh binh); - Trực tiếp phục vụ bệnh nhân mắc bệnh HIV/AIDS, bệnh dại, bệnh truyền nhiễm, bệnh lao ở các bệnh viện, viện chuyên khoa, các khoa truyền nhiễm và khoa lao ở các bệnh viện đa khoa; - Thường xuyên chuyên trách làm công tác kiểm nghiệm độc chất pháp y. | 0,4 | 720.000 đồng/tháng |
Như vậy, bác sĩ sẽ được hưởng phụ cấp độc hại khi làm việc trong các trường hợp được quy định như trên.
Bác sĩ có bị cắt phụ cấp độc hại sau cải cách tiền lương từ 1/7/2024 theo Nghị quyết 27?
Căn cứ tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
...
- Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
...
Như vậy, sau khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, thì mức phụ cấp độc hại của bác sĩ sẽ không bị cắt mà sẽ được gộp chung vào phụ cấp theo nghề.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?