An ninh hàng không được trang bị loại vũ khí quân dụng gì?
An ninh hàng không được trang bị vũ khí quân dụng gì?
Theo Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 quy định:
Loại vũ khí quân dụng trang bị cho Cơ yếu, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm lâm, Kiểm ngư, An ninh hàng không, Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách phòng, chống buôn lậu của Hải quan, lực lượng phòng, chống tội phạm về ma túy của Hải quan
1. Cơ yếu, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, An ninh hàng không được trang bị súng ngắn và đạn sử dụng cho loại súng này.
2. Kiểm lâm, Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách phòng, chống buôn lậu của Hải quan, lực lượng phòng, chống tội phạm về ma túy của Hải quan được trang bị súng ngắn, súng tiểu liên và đạn sử dụng cho các loại súng này.
3. Kiểm ngư được trang bị súng ngắn, súng tiểu liên, súng trung liên, súng đại liên, súng máy có cỡ nòng đến 14,5 mm và đạn sử dụng cho các loại súng này.
4. Trường hợp cần thiết phải trang bị loại vũ khí quân dụng ngoài quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Theo đó an ninh hàng không được trang bị vũ khí quân dụng gồm súng ngắn và đạn sử dụng cho loại súng này.
Trường hợp cần thiết phải trang bị loại vũ khí quân dụng ngoài quy định do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
An ninh hàng không được trang bị loại vũ khí quân dụng gì? (Hình từ Internet)
Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng cho an ninh hàng không như thế nào?
Theo Điều 20 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 quy định:
Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng
1. Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, đơn vị có nhu cầu trang bị, doanh nghiệp bán vũ khí quân dụng, họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và người đến liên hệ, lý do, số lượng, chủng loại, nhãn hiệu vũ khí quân dụng; văn bản đồng ý của lãnh đạo Bộ, ngành về việc trang bị vũ khí quân dụng;
b) Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép trang bị vũ khí quân dụng; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng có thời hạn 60 ngày.
2. Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo đó thủ tục trang bị vũ khí quân dụng đối với an ninh hàng không như sau:
- Hồ sơ đề nghị bao gồm:
+ Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, đơn vị có nhu cầu trang bị, doanh nghiệp bán vũ khí quân dụng, họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và người đến liên hệ, lý do, số lượng, chủng loại, nhãn hiệu vũ khí quân dụng;
+ Văn bản đồng ý của lãnh đạo Bộ, ngành về việc trang bị vũ khí quân dụng;
- Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép trang bị vũ khí quân dụng; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng có thời hạn 60 ngày.
Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải đáp ứng tiêu chuẩn về độ tuổi là bao nhiêu?
Theo Điều 8 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT quy định:
Tiêu chuẩn nhân viên hàng không
1. Nhân viên hàng không quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 6 của Thông tư này đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không về lĩnh vực tàu bay, khai thác tàu bay, quản lý và bảo đảm hoạt động bay.
2. Nhân viên hàng không quy định tại khoản 13 Điều 6 của Thông tư này đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
a) Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có lý lịch rõ ràng, đủ sức khỏe, tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
b) Không có tiền án, tiền sự theo quy định của pháp luật; không sử dụng ma túy, chất kích thích;
c) Được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.
3. Nhân viên hàng không quy định tại khoản 14, 15 và 16 Điều 6 của Thông tư này đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
a) Là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài đủ 18 tuổi trở lên có lý lịch rõ ràng, đủ sức khỏe, tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
b) Không có tiền án, tiền sự theo quy định của pháp luật; không sử dụng ma túy, chất kích thích;
c) Đối với nhân viên hàng không quy định tại khoản 14 Điều 6 của Thông tư này phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay;
d) Đối với nhân viên hàng không quy định tại khoản 15 và 16 Điều 6 của Thông tư này phải có chứng chỉ chuyên môn chuyên ngành hàng không quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này.
Theo đó, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải đáp ứng tiêu chuẩn về độ tuổi là từ 18 tuổi trở lên.
Lưu ý: Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 có hiệu lực từ 01/01/2025.



- Thay thế lương cơ sở 2,34 triệu của CBCCVC và LLVT bằng mức lương cơ bản sau 2026 được thực hiện khi đề xuất của Bộ Chính trị được chấp nhận có đúng không?
- Sửa đổi Nghị định 178: Chốt đối tượng CBCCVC phải nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, tinh giản biên chế do ai xác định?
- Hoàn thành mục tiêu tinh giản biên chế giảm tối thiểu 20% cán bộ công chức tại khu vực Hà Nội phải hoàn thành trước ngày bao nhiêu?
- Quyết định tinh giản biên chế cán bộ công chức cấp xã dôi dư thuộc trường hợp nào theo Nghị định 29?
- Tiền lương khi thay đổi mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang bằng mức lương cơ bản chuyển xếp thế nào?