Ai có thẩm quyền đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Ai có thẩm quyền đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 143/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 5 Điều 5 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định:
Đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp
...
2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 8 Nghị định này;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 8 Nghị định này trình người có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản này quyết định đổi tên, cho phép đổi tên cơ sơ giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không quyết định đổi tên, cho phép đổi tên thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
c) Người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 7 Nghị định này thì có quyền quyết định đổi tên, cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
d) Công khai và gửi quyết định đổi tên, cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công khai quyết định đổi tên, cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định đổi tên, cho phép đổi tên trường cao đẳng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi quyết định đến cơ quan chủ quản của trường cao đẳng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường cao đẳng đặt trụ sở chính hoặc phân hiệu để theo dõi, quản lý.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội gửi quyết định đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trung tâm giáo dục nghề nghiệp đặt trụ sở chính, nơi trường trung cấp đặt trụ sở chính hoặc phân hiệu để theo dõi, quản lý.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc hoặc quyết định cho phép đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để theo dõi, quản lý.
...
Theo đó, người có thẩm quyền thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì có quyền quyết định đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Cụ thể:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội quyết định đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc cơ quan, tổ chức mình.
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định đổi tên trường cao đẳng công lập, cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục.
Ai có thẩm quyền đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Hồ sơ đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 143/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 5 Điều 5 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định:
Đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Hồ sơ đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm: Văn bản đề nghị đổi tên của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; văn bản đề nghị đổi tên của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc hội đồng quản trị đối với cơ sơ giáo dục nghề nghiệp tư thục theo Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo đó, hồ sơ đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm:
- Văn bản đề nghị đổi tên của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập;
- Văn bản đề nghị đổi tên của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc hội đồng quản trị đối với cơ sơ giáo dục nghề nghiệp tư thục theo mẫu. Tại đây
Nguồn tài chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 28 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 2 Điều 23 Luật Phí và lệ phí 2015 quy định:
Nguồn tài chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Ngân sách nhà nước (nếu có).
2. Đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
3. Học phí.
4. Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
5. Tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
6. Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nguồn tài chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp là:
- Ngân sách nhà nước (nếu có).
- Đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
- Học phí.
- Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
- Tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?
- Chính thức lộ trình cải cách tiền lương từ 2025: Bộ Nội vụ thực hiện cải cách tiền lương của các đối tượng CBCCVC và LLVT bằng cách thực hiện việc nhiệm vụ nào?
- Công bố mức tăng lương hưu mới cho người lao động có mức lương hưu thấp vào thời điểm tháng 7/2025 đúng không?
- Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước về nguồn lực tại Kế hoạch 189 ra sao?