3 loại bảo hiểm bắt buộc mà người lao động phải đóng hằng tháng khi đi làm là loại nào?
3 loại bảo hiểm bắt buộc mà người lao động phải đóng hằng tháng khi đi làm là loại nào?
Tại khoản 1 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
...
Theo đó, người lao động đi làm công ty hằng tháng phải đóng 03 loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
3 loại bảo hiểm bắt buộc mà người lao động phải đóng hằng tháng khi đi làm là loại nào?
NLĐ không đóng bảo hiểm xã hội liên tục có được hưởng các chế độ BHXH không?
Tại khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội là tổng thời gian mà người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từng giai đoạn cộng lại.
Như vậy, theo quy định trên, người lao động không cần đóng bảo hiểm xã hội liên tục trong toàn bộ quá trình tham gia để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội có lợi ích gì?
Tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Hiện nay, Nhà nước đang tổ chức 02 loại hình bảo hiểm xã hội bao gồm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Khi đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích. Tùy vào loại bảo hiểm xã hội tham gia là bắt buộc hay tự nguyện mà người lao động sẽ bị giới hạn một số quyền lợi.
A. Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được nhận 5 lợi ích sau:
(1) Chế độ ốm đau:
Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong trường hợp người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc phải nghỉ việc do bị ốm, bị tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hoặc nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau.
(2) Chế độ thai sản:
Lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ hưởng chế độ thai sản nếu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi có vợ sinh con cũng sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
(3) Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Trong quá trình lao động mà người lao động bị tai nạn lao động dẫn đến bị thương, tử vong hoặc người lao động bị bệnh nghề nghiệp do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, người lao động sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động hoặc chế độ bệnh nghề nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.
(4) Chế độ hưu trí:
Khi người lao động đủ điều kiện nghỉ lương hưu, tức là đáp ứng điều kiện về tuổi và thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng lương hưu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
(5) Chế độ tử tuất:
Trong trường hợp người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội, đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, mà bị chết thì những thân nhân của đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật sẽ được hưởng chế độ tử tuất theo quy định tại Điều 7 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH.
B. Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được nhận 2 lợi ích sau:
(1) Hưởng chế độ hưu trí
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, người lao động đóng đủ tuổi và đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 20 năm trở lên sẽ được giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng.
Thay vì nhận lương hưu, người lao động cũng có thể chọn rút bảo hiểm xã hội một lần khi có đủ điều kiện.
(2) Hưởng chế độ tử tuất
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện qua đời, thân nhân của người này sẽ được hưởng chế độ tử tuất với trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Điều 80, Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?