2 cách kiểm tra công ty có đóng BHXH cho người lao động hay không, là những cách nào?
2 cách kiểm tra công ty có đóng BHXH hay không, là những cách nào?
Người lao động có thể kiểm tra công ty có đóng BHXH hay không bằng 02 cách sau đây:
CÁCH 1: Kiểm tra thông qua cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bước 1: Truy cập địa chỉ https://baohiemxahoi.gov.vn/Pages/default.aspx
Bước 2: Nhập đầy đủ các thông tin bắt buộc có đánh dấu *, lưu ý:
- Tỉnh thành (*): Tỉnh thành nơi bạn đóng BHXH
- Cơ quan BHXH (*): Theo quận/huyện thu BHXH của bạn
- Từ tháng …. Đến tháng: Chọn khoảng thời gian mà bạn muốn tra cứu quá trình đóng BHXH.
Bước 3: Chọn “Tôi không phải là người máy”.
Bước 4: Bấm vào “Lấy mã tra cứu”. Sau khi bấm vào “Lấy mã tra cứu” thì đợi hệ thống xử lý.
Sau đó, mã OTP tra cứu sẽ được gửi về email đã đăng ký với cơ quan BHXH của mỗi cá nhân.
Tiến hành nhập mã OTP và bấm tra cứu.
Cuối cùng, hệ thống sẽ trả kết quả là quá trình tham gia BHXH của người lao động.
CÁCH 2: Kiểm tra thông qua ứng dụng VssID
Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng bằng cách nhập mã số BHXH và mật khẩu.
Bước 2: Chọn “Quá trình tham gia”
Bước 3: Hệ thống sẽ hiển thị tổng thời gian chưa đóng BHXH.
Bước 4: Bấm vào chi tiết để xem cụ thể số tháng chưa đóng BHXH.
2 cách kiểm tra công ty có đóng BHXH cho người lao động hay không, là những cách nào?
Công ty phải đóng BHXH vào ngày nào trong tháng?
Căn cứ hướng dẫn tại Điều 7 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 người lao động đi làm tại công ty hằng tháng sẽ đóng BHXH cho cơ quan BHXH thông qua công ty.
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, công ty sẽ trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định để đóng cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Theo đó, công ty và người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội vào bất kì ngày nào trong tháng nhưng chậm nhất ngày cuối cùng của tháng đó.
Riêng với người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì đăng ký phương thức đóng bảo hiểm xã hội linh hoạt:
- Đóng hằng tháng.
- Đóng 03 tháng/lần.
- Đóng 06 tháng/lần.
Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp này chậm nhất là ngày cuối cùng của phương thức đóng mà đơn vị sử dụng lao động lựa chọn.
Nếu công ty có hành vi chậm đóng BHXH cho toàn bộ người lao động thì mức phạt tiền đối với công ty là từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng) theo quy định tại khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Đồng thời, công ty buộc phải thực hiện biện pháp khắc phụ hậu quả là đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Buộc công ty nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của công ty để nộp số tiền chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm.
Mức lãi suất chậm đóng BHXH năm 2024 là bao nhiêu?
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg, đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
Căn cứ Thông báo 80/TB-BHXH năm 2024, mức lãi suất đầu tư bình quân trong năm 2023 là 4,36%/năm, tương đương 0,363%/tháng;
Do đó, mức lãi suất chậm đóng BHXH áp dụng từ ngày 01/01/2024 là 8,72%/năm, tương đương 0,726%/tháng.
Căn cứ phương pháp xác định tiền lãi chậm đóng BHXH tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 20/2016/TT-BTC, trường hợp chậm đóng BHXH thì tiền lãi chậm đóng được xác định hằng tháng theo công thức sau:
Số tiền lãi phải thu phát sinh trong tháng (n) = Số tiền chậm đóng lũy kế đến cuối tháng (n-2) x Lãi suất chậm đóng (%/tháng)
Trong đó:
- (n) là tháng xác định tiền lãi chậm đóng.
- (n-2) là tháng liền trước 02 tháng của tháng (n).
- Lãi suất chậm đóng (%/tháng) là mức lãi suất bình quân tính theo tháng do BHXH Việt Nam thông báo đầu năm như đã nêu.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?