2 bảng lương mới từ 01/7/2024 theo vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức thay thế 5 bảng lương hiện hành như thế nào?
2 bảng lương mới từ 01/7/2024 theo vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức thay thế 3 bảng lương hiện hành như thế nào?
05 bảng lương hiện hành | 02 bảng lương từ 01/7/2024 |
Theo quy định Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì hiện nay cán bộ, công chức, viên chức đang áp dụng thống nhất bảng lương sau: | Theo tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định xây dựng 02 bảng lương mới sau: |
Bảng 1: Bảng lương chuyên gia cao cấp. Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn). Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Bảng 4: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Bảng 5: Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. | Bảng 1: Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã. Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương. |
Xem thêm:
Không tăng lương từ 01/7/2024 đối với 02 nhóm đối tượng nào khi cải cách tiền lương?
Mức tăng lương hưu từ 01/7/2024 cho nhóm người nghỉ hưu trước cải cách có giống nhau không?
09 đối tượng nào được xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm từ 01/7/2024?
Tăng lương hưu từ 01/7/2024 lên bao nhiêu để người nghỉ hưu không bị thiệt thòi?
2 bảng lương mới từ 01/7/2024 theo vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức thay thế 5 bảng lương hiện hành như thế nào?
Có tăng lương khu vực công sau cải cách tiền lương nữa hay không?
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong việc tăng lương qua từng giai đoạn, trong đó cụ thể như sau:
2.2. Mục tiêu cụ thể
...
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Như mục tiêu cụ thể được đề ra theo Nghị quyết 27 đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Thủ tướng cho biết, từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.
Yêu cầu khi xây dựng vị trí việc làm để cải cách tiền lương gồm những gì?
Để tổ chức triển khai đồng bộ, thống nhất, bảo đảm tính liên thông giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong cả hệ thống chính trị, việc xây dựng vị trí việc làm để thiết kế bảng lương mới cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
Một là, việc xây dựng danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm cần đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Thường trực Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hai là, các vị trí việc làm cần được xây dựng với mức độ khái quát cao theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, lĩnh vực từ Trung ương đến địa phương, có tính đến mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động, phạm vi đối tượng phục vụ, quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của công việc theo chức năng, nhiệm vụ tương ứng với từng ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức. Mỗi vị trí việc làm có 03 yếu tố cấu thành sau: (1) Tên vị trí việc làm; (2) Bản mô tả vị trí việc làm; (3) Khung năng lực vị trí việc làm.
Ba là, trên cơ sở xác định danh mục vị trí việc làm của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, việc xác định cơ cấu công chức, cơ cấu viên chức theo vị trí việc làm cần đáp ứng yêu cầu sau:
(1) Kế thừa và từng bước điều chỉnh để cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính;
(2) Phù hợp với hạng của đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực sự nghiệp, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.
Bốn là, việc phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cần gắn với lộ trình thực hiện tinh giản biên chế công chức và giảm biên chế viên chức hưởng lương ngân sách nhà nước, đặc biệt đối với đơn sự nghiệp công lập cần thực hiện đồng bộ với Đề án tự chủ để từng bước cơ cấu lại số lượng người làm việc theo hướng tăng số lượng người hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp tương ứng với mức độ tự bảo đảm chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết 75/2022/QH15 của Quốc hội.
Năm là, sử dụng danh mục vị trí việc làm để thiết kế hệ thống thang bảng lương theo vị trí việc làm, bảo đảm đáp ứng yêu cầu tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?