10 tháng 8 2024 là ngày gì? Đây có phải là ngày nghỉ của người lao động không?
10 tháng 8 2024 là ngày gì?
Theo lịch, ngày 10 tháng 8 2024 sẽ nhằm ngày 7 tháng 7 âm lịch. Trong ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm diễn ra ngày Lễ Thất tịch.
Lễ Thất Tịch là ngày lễ tượng trưng cho tình yêu nó gắn liền với câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ từ lúc xa xưa. Lễ Thất tịch hằng năm diễn ra vào ngày 7 tháng 7 âm lịch.
Theo đó, Lễ Thất tịch 2024 là ngày 7 tháng 7 âm lịch nhằm ngày 10 tháng 8 dương lịch rơi vào thứ 7 trong tháng.
Như vậy, 10 tháng 8 2024 là ngày Lễ Thất Tịch 2024.
>>> Lễ Thất tịch diễn ra trong mấy ngày? Đây là ngày lễ lớn ở Việt Nam có đúng không?
10 tháng 8 2024 là ngày gì? Đây có phải là ngày nghỉ của người lao động không?
10 tháng 8 2024 có phải là ngày nghỉ của người lao động không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Ngoài ra căn cứ tại quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...
Và tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
...
Theo đó, trong những trường hợp nghỉ hưởng nguyên lương theo ngày nghỉ lễ, tết không có trường hợp quy định người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày 10 tháng 8 2024.
Như vậy, người lao động sẽ không được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày 10 tháng 8 2024.
Tuy nhiên, người lao động có thể sử dụng ngày nghỉ phép năm của mình để được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này (trong trường hợp ngày 10 tháng 8 2024 không phải là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động).
Trong trường hợp ngày 10 tháng 8 2024 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm việc, tuy nhiên sẽ không được hưởng lương.
Bên cạnh đó, nếu ngày 10 tháng 8 2024 mà rơi vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động vẫn sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương.
Ngoài ra, nếu ngày 10 tháng 8 2024 trùng vào ngày nghỉ hàng tuần của người lao động thì người lao động vẫn sẽ được nghỉ vào ngày này.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động có thể chủ động xin nghỉ không lương vào ngày 10 tháng 8 2024. Tuy nhiên, phải nhận được sự chấp thuận từ phía người sử dụng lao động.
Trường hợp ngày 10 tháng 8 2024 không phải ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động đi làm vào ngày này hưởng lương thế nào?
Theo đó, ngày 10 tháng 8 2024 là một ngày bình thường, không phải là ngày nghỉ theo quy định của pháp luật và không phải ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động đi làm vào ngày này được hưởng lương như sau:
Căn cứ tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
...
Theo đó, người lao động đi làm vào ngày 10 tháng 8 2024 sẽ được trả lương theo giao kết trong nội dung của hợp đồng lao động.
Ngoài ra trường hợp người lao động làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm thì sẽ hưởng lương theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019











- Toàn bộ mức lương mới thay thế khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng không theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?
- Nghị quyết 159: Chính Phủ quyết định tiếp tục tăng lương hưu, tăng tiền lương cho CBCCVC và LLVT trong năm 2025 trong trường hợp tình hình kinh tế xã hội như thế nào?
- Quyết định bỏ toàn bộ hệ số lương, bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng, triển khai thực hiện chế độ tiền lương mới xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức viên chức là bao nhiêu?
- TEMIS: Phần mềm đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên sử dụng như thế nào? Khi nào thực hiện đánh giá giáo viên trên TEMIS?
- Khoản tiền không được tính hưởng trợ cấp khi tinh giản biên chế thuộc các khoản phụ cấp khác gồm những gì theo Công văn 1814?