03 nguyên tắc về việc làm theo Luật Việc làm mới nhất là gì?
03 nguyên tắc về việc làm theo Luật Việc làm mới nhất là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Việc làm 2013 quy định 03 nguyên tắc về việc làm như sau:
1. Bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc.
2. Bình đẳng về cơ hội việc làm và thu nhập.
3. Bảo đảm làm việc trong điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
03 Nguyên tắc về việc làm theo Luật Việc làm mới nhất là gì?
Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng vào việc gì?
Căn cứ theo Điều 20 Nghị Định 61/2015/NĐ-CP quy định về việc sử dụng quỹ như sau:
Sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm
Quỹ quốc gia về việc làm (sau đây gọi chung là Quỹ) được sử dụng cho các hoạt động sau đây:
1. Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm;
2. Cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo quy định trên thì Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng cho 02 hoạt động sau:
- Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm;
- Cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Ai được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm?
Căn cứ Điều 12 Luật Việc làm 2013 quy định về đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, cụ thể như sau:
Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
b) Người lao động.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.
Căn cứ Điều 23 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định cụ thể về đối tượng vay vốn như sau:
Đối tượng vay vốn
1. Đối tượng vay vốn được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Việc làm.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh) sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Luật Việc làm được quy định như sau:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.
Như quy định trên, các đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh.
- Người lao động.
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- 05 bảng lương mới cải cách tiền lương khả thi để triển khai áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần sự nghiên cứu đánh giá của các cơ quan nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?