03 biện pháp bảo vệ cán bộ đổi mới sáng tạo dám nghĩ dám làm vì lợi ích chung là gì?
03 biện pháp bảo vệ cán bộ đổi mới sáng tạo dám nghĩ dám làm vì lợi ích chung là gì?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 73/2023/NĐ-CP có quy định về biện pháp bảo vệ cán bộ năng động, đổi mới sáng tạo như sau:
Biện pháp bảo vệ cán bộ
1. Cán bộ thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định này thì không bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cán bộ thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo mà không hoàn thành hoặc chỉ hoàn thành một phần mục tiêu đề ra nhưng được cơ quan sử dụng cán bộ xem xét, đánh giá đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này thì được loại trừ trách nhiệm theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Cán bộ thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo mà không hoàn thành hoặc chỉ hoàn thành một phần mục tiêu đề ra và gây ra thiệt hại nhưng được cơ quan sử dụng cán bộ xem xét, đánh giá đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này thì được xem xét loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Cơ quan và người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ quyết định cho phép thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo phải kịp thời xem xét, đánh giá kết quả thực hiện, xác định rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Như vậy, có 3 biện pháp bảo vệ cán bộ đề xuất đổi mới sáng tạo như sau:
- Cán bộ thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 73/2023/NĐ-CP thì không bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Cán bộ thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo mà không hoàn thành hoặc chỉ hoàn thành một phần mục tiêu đề ra nhưng được cơ quan sử dụng cán bộ xem xét, đánh giá đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 73/2023/NĐ-CP thì được loại trừ trách nhiệm theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Cán bộ thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo mà không hoàn thành hoặc chỉ hoàn thành một phần mục tiêu đề ra và gây ra thiệt hại nhưng được cơ quan sử dụng cán bộ xem xét, đánh giá đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 73/2023/NĐ-CP thì được xem xét loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm theo quy định của pháp luật có liên quan.
03 biện pháp bảo vệ cán bộ đổi mới sáng tạo dám nghĩ dám làm vì lợi ích chung là gì?
Cán bộ có trách nhiệm gì trong đề xuất đổi mới, sáng tạo?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 73/2023/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của cán bộ trong đề xuất đổi mới, sáng tạo như sau:
1. Tham dự các cuộc họp của tập thể lãnh đạo, của Hội đồng đánh giá đề xuất để trình bày, phát biểu ý kiến.
2. Chủ trì hoặc phối hợp với cá nhân, tổ chức được giao nhiệm vụ tiếp thu, hoàn thiện đề xuất trên cơ sở ý kiến kết luận của tập thể lãnh đạo, của Hội đồng đánh giá đề xuất.
3. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực; chủ động, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện đề xuất và khắc phục hậu quả phát sinh (nếu có).
4. Báo cáo trung thực, đầy đủ, kịp thời về đề xuất đổi mới, sáng tạo, tình hình thực hiện, các thuận lợi, khó khăn, kết quả thực hiện đề xuất; xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan sử dụng cán bộ khi có vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
5. Chấp hành các quyết định của cơ quan sử dụng cán bộ.
Bên cạnh đó, Điều 17 Nghị định 73/2023/NĐ-CP có quy định thêm về việc theo dõi quá trình thực hiện đề xuất như sau:
- Cơ quan và người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đề xuất.
- Cơ quan và người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ có quyền yêu cầu cán bộ, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất báo cáo trực tiếp hoặc bằng văn bản về quá trình, kết quả thực hiện đề xuất.
- Trên cơ sở xem xét báo cáo của cán bộ, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất, cơ quan và người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ có trách nhiệm đánh giá tình hình thực hiện đề xuất; giải quyết các đề xuất, kiến nghị của cán bộ, cá nhân, tổ chức và các vấn đề phát sinh khác (nếu có).
- Trường hợp cơ quan và người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ phát hiện việc thực hiện đề xuất không đạt hiệu quả thì yêu cầu tạm dừng và tiến hành kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện để quyết định tiếp tục thực hiện hoặc chấm dứt thực hiện đề xuất.
Nghị định 73/2023/NĐ-CP khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm bắt đầu có hiệu lực khi nào?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 73/2023/NĐ-CP quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung có quy định hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Nghị định 73/2023/NĐ-CP được chính thức áp dụng từ ngày 29/9/2023.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?