Yêu cầu cần đạt đối với nội dung chiến lược diễn biến hòa bình trong môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12 được quy định như thế nào?

Em là Diễm Châu, học sinh lớp 12 Trường Trung học phổ thông Nguyễn Công Trứ, Quảng Ngãi. Cho em hỏi việc đánh giá định kỳ kết quả môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12 thực hiện như thế nào? Yêu cầu cần đạt đối với nội dung chiến lược "diễn biến hòa bình" trong môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12 được quy định như thế nào? Vì em phải tập trung cho kỳ thi Đại học sắp tới nên muốn tìm hiểu để có thể sắp xếp việc học cho hợp lý.

Trong môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12 yêu cầu cần đạt đối với nội dung chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo bảng Lớp 12 tiểu mục 2 Mục V Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

NỘI DUNG GIÁO DỤC
...
2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp
yeu-cau-12

Theo đó, nội dung dạy học "Một số hiểu biết về chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam" trong môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12 với 2 tiết lý thuyết có yêu cầu cần đạt được quy định như sau:

- Nêu được một số nội dung cơ bản về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ đối với cách mạng Việt Nam;

- Biết cách phòng, chống âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch tại địa phương, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là thông tin trên các trang mạng xã hội.

Môn giáo dục quốc phòng và an ninh

Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở lớp 12 (Hình từ Internet)

Thời lượng thực hiện chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở lớp 12 là bao nhiêu tiết dạy?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục VIII Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
[...]
2. Thời lượng thực hiện chương trình
2.1. Thời lượng thực hiện chương trình ở các lớp
Tổng thời lượng cho cả môn học là 105 tiết, trong đó: Lớp 10: 35 tiết, lớp 11: 35 tiết, lớp 12: 35 tiết. Căn cứ vào chương trình năm học các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch dạy học bảo đảm đủ thời gian.
2.2. Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục
Thời lượng kiến thức dành cho từng nội dung giáo dục do tác giả sách giáo khoa và giáo viên chủ động sắp xếp căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và thực tế dạy học.

Theo đó, tổng thời lượng cho cả môn học là 105 tiết, trong đó, lớp 12 là 35 tiết.

Căn cứ vào chương trình năm học các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch dạy học bảo đảm đủ thời gian.

Việc đánh giá định kỳ kết quả môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12 thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục VII Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC
Việc đánh giá kết quả môn Giáo dục quốc phòng và an ninh là đánh giá mức độ đạt được của học sinh về phẩm chất và năng lực so với các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp học nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi học sinh tại thời điểm nhất định trong quá trình phát triển của bản thân; đồng thời cung cấp thông tin để giáo viên điều chỉnh việc dạy học và cơ quan quản lí giáo dục thực hiện phát triển chương trình.
Về hình thức đánh giá, cần kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh; kết hợp kiểm tra miệng, kiểm tra viết, thực hành, dự án nghiên cứu; kết hợp đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận. Việc đánh giá kết quả môn học cần thực hiện theo các quy định sau:
1. Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ
- Đánh giá thường xuyên: Bao gồm đánh giá chính thức (thông qua các hoạt động nắm kiến thức trên lớp, thực hành tập luyện, trình diễn, hội thảo...) và đánh giá không chính thức (bao gồm quan sát trên lớp, kiểm tra bài cũ, đối thoại, học sinh tự đánh giá,...) nhằm thu thập những thông tin về quá trình hình thành phát triển phẩm chất và năng lực của từng học sinh.
- Đánh giá định kì: Được tổ chức ở cuối học kì và cuối năm học bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận hoặc thực hành; nội dung đánh giá chú trọng đến nhận thức, kĩ năng thực hành; phối hợp với đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin để phân loại học sinh và điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục.
2. Việc đánh giá kết quả môn Giáo dục quốc phòng và an ninh được thực hiện theo Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo đó, việc đánh giá kết quả môn Giáo dục quốc phòng và an ninh là đánh giá mức độ đạt được của học sinh về phẩm chất và năng lực so với các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp học nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi học sinh tại thời điểm nhất định trong quá trình phát triển của bản thân.

Đồng thời cung cấp thông tin để giáo viên điều chỉnh việc dạy học và cơ quan quản lí giáo dục thực hiện phát triển chương trình.

Về hình thức đánh giá, cần kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh; kết hợp kiểm tra miệng, kiểm tra viết, thực hành, dự án nghiên cứu; kết hợp đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận

Đánh giá định kì kết quả môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12 được tổ chức ở cuối học kì và cuối năm học bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận hoặc thực hành; nội dung đánh giá chú trọng đến nhận thức, kĩ năng thực hành; phối hợp với đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin để phân loại học sinh và điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục.

Giáo dục quốc phòng và an ninh Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Giáo dục quốc phòng và an ninh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Yêu cầu cần đạt đối với học sinh khi tiếp thu nội dung lồng ghép Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong trường học như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn lồng ghép nội dung GDQP&AN trong trường học của cấp Tiểu học từ ngày 01/7/2024 như thế nào?
Pháp luật
Từ ngày 01/7/2024 lồng ghép nội dung Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong trường học cấp Trung học cơ sở được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn xin miễn học môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên hiện nay quy định như thế nào?
Pháp luật
Năm 2024, học sinh sinh viên được miễn học thực hành môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh khi mắc các bệnh nào?
Pháp luật
Môn học Giáo dục Quốc phòng và an ninh là một môn học chính khóa đối với những đối tượng nào?
Pháp luật
Mục tiêu Giáo dục quốc phòng và an ninh là gì? Có mấy nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh?
Pháp luật
Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu trong môn học giáo dục quốc phòng và an ninh tại trường THPT bao gồm những gì?
Pháp luật
Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân là gì? Đài Truyền hình Việt Nam có nhiệm vụ gì trong hoạt động phổ biến này?
Pháp luật
Phương pháp phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân trên phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục quốc phòng và an ninh
1,109 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo dục quốc phòng và an ninh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào