Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thành lập doanh nghiệp vì định kiến giới có thể bị xử phạt như thế nào?
- Người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thành lập doanh nghiệp vì định kiến giới có thể bị xử phạt như thế nào?
- Chánh Thanh tra Sở có quyền xử phạt người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thành lập doanh nghiệp vì định kiến giới không?
- Quy định nam nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp thuộc nội dung bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?
Người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thành lập doanh nghiệp vì định kiến giới có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến kinh tế
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới;
b) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới;
c) Xúi giục người khác trì hoãn cung cấp hoặc trì hoãn, không cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định các thông tin, tài liệu, mẫu hồ sơ theo quy định đối với người thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới.
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
b) Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 và các điểm b và c khoản 2 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm;
d) Buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều này cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp các loại giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động đó.
Lưu ý, theo khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.
Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi trên được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, cá nhân có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thành lập doanh nghiệp vì định kiến giới có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc xin lỗi công khai người thành lập doanh nghiệp bị xâm phạm đối với hành vi trên, trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu.
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thành lập doanh nghiệp vì định kiến giới có thể bị xử phạt (Hình từ Internet)
Chánh Thanh tra Sở có quyền xử phạt người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thành lập doanh nghiệp vì định kiến giới không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra
...
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở, Chánh Thanh tra cấp Sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Theo đó, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở, Chánh Thanh tra cấp Sở có quyền phạt tiền đến 15.000.000 đồng nên đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thành lập doanh nghiệp vì định kiến giới bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng thì Chánh Thanh tra cấp Sở có thẩm quyền xử phạt.
Quy định nam nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp thuộc nội dung bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó theo khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 giải thích.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế như sau:
Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế
1. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
2. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nam nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động thuộc nội dung bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.
Để thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế có các biện pháp sau:
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;
- Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?