Xe quá khổ giới hạn là gì? Trường hợp nào xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ mà không bị xử phạt?
Xe quá khổ giới hạn là gì?
Xe quá khổ giới hạn được giải thích theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định cụ thể:
Xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau:
- Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;
- Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
- Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container).
Xe quá khổ giới hạn là gì? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ mà không bị xử phạt?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
Quy định chung về cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ
1. Chỉ cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng (sau đây gọi là Giấy phép lưu hành xe) trên đường bộ trong những trường hợp đặc biệt, khi không còn phương án vận chuyển nào khác hoặc không thể sử dụng chủng loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác phù hợp để vận chuyển trên đường bộ.
...
Theo quy định trên được cấp Giấy phép lưu hành xe quá khổ giới hạn trong những trường hợp đặc biệt, khi không còn phương án vận chuyển nào khác hoặc không thể sử dụng chủng loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác phù hợp để vận chuyển trên đường bộ.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
Lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ
1. Việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.
2. Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải thực hiện các quy định sau:
a) Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.
3. Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe không được phép lưu hành trên đường bộ.
Như vậy theo những quy định trên lưu thông xe quá khổ giới hạn trên đường bộ không bị xử phạt khi đảm bảo tất cả các điều kiện sau:
- Có Giấy phép lưu hành xe quá khổ giới hạn do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe quá khổ giới hạn.
Người điều khiển xe quá khổ giới hạn không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1, điểm a khoản 6 và khoản 7 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe bánh xích; xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả xe ô tô chở hành khách)
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4 Điều này.
...
6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;
..
7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này nếu gây hư hại cầu, đường còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Theo đó, hành vi không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành của người điều khiển xe quá khổ giới hạn có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe nếu gây hư hại cầu, đường còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi trên gây ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?