Công văn 2441 hướng dẫn báo cáo kết quả lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013 như thế nào? Tải về Công văn 2441?

Công văn 2441 hướng dẫn báo cáo kết quả lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013 như thế nào? Tải về Công văn 2441?

Công văn 2441 hướng dẫn báo cáo kết quả lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013 như thế nào? Tải về Công văn 2441?

Dưới đây là thông tin về Công văn 2441 hướng dẫn báo cáo kết quả lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013:

Ngày 06/5/2025, Bộ Tư pháp ban hành Công văn 2441/BTP-PLHSHC năm 2025 về việc hướng dẫn tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.

>> TẢI VỀ Công văn 2441/BTP-PLHSHC năm 2025

Theo đó, các nguồn tổng hợp ý kiến, cách đếm và ghi ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 như sau:

(1) Nguồn tổng hợp ý kiến bao gồm:

(i) Các ý kiến được thể hiện dưới hình thức văn bản (như thư, phiếu, báo cáo, văn bản góp ý và các dạng văn bản khác);

(ii) Các ý kiến góp ý trên ứng dụng VNeID;

(iii) Các ý kiến góp ý trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Các cơ quan, Bộ, ngành, địa phương tổng hợp ý kiến từ nguồn (i) nêu trên để xây dựng Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến của cơ quan, Bộ, ngành, địa phương mình. Bộ Công an tổng hợp ý kiến từ nguồn (ii) nêu trên để xây dựng Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân trên ứng dụng VNeID. Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ tổng hợp ý kiến từ nguồn (iii) nêu trên để xây dựng Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội/Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

(2) Lưu ý khi đếm các ý kiến:

- Chỉ đếm các ý kiến từ các nguồn nêu tại mục (1) nêu trên.

- Không đếm các ý kiến phát biểu tại hội nghị, hội thảo, tọa đàm (biên bản hội nghị, hội thảo, tọa đàm là tài liệu tham khảo để cơcơ quan, Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu và đưa ra quan điểm, ý kiến góp ý của cơ quan, địa phương mình).

Không đếm ý kiến của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các coơ quan, tổ chức, đơn vị.

Ví dụ: Báo cáo góp ý của Vụ Pháp luật hình sự - hành chính được tính là 01 ý kiến của tổ chức (trong báo cáo của đơn vị nêu rõ quan điểm, ý kiến góp ý của Vụ; không đếm các ý kiến cụ thể của các công chức thuộc Vụ).

- Trên cơ sở các ý kiến góp ý nhận được, các cơ quan, Bộ, ngành, địa phương thống kê cụ thể: tổng số lượng ý kiến nhận được, đồng thời phân loại số lượng ý kiến của cơ quan, tổ chức và số lượng ý kiến của cá nhân (theo các mẫu kèm theo Công văn này).

(3) Cách đếm ý kiến nhu sau:

- Thư hoặc văn bản góp ý của cá nhân, tổ chức được gửi trực tiếp đến cơ quan, Bộ, ngành, địa phương: Văn bản góp ý của tổ chức: mỗi văn bản được tính là 01 ý kiến. Thư hoặc văn bản góp ý của cá nhân: mỗi thư, văn bản được tính là 01 ý kiến.

Trường hợp thư hoặc văn bản có nhiều người cùng đứng tên và ký tên thì đếm tổng số người góp ý đó (ví dụ có 03 người đứng tên và ký tên thì được tính là 03 ý kiến).

- Phiếu lấy ý kiến (nếu tổ chức phát phiếu): Mỗi phiếu được tính là 01 ý kiến.

- Báo cáo hoặc văn bản góp ý của tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan, Bộ, ngành, địa phương: Mỗi báo cáo, văn bản được tính là 01 ý kiến.

- Ý kiến góp ý trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ: Mỗi cá nhân/tổ chức góp ý được tính là 01 ý kiến.

- Ý kiến góp ý trên ứng dụng VNeID: Mỗi cá nhân góp ý được tính là 01 ý kiến.

(4) Cách ghi số lượng ý kiến

Đối với từng nội dung sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, các cocơ quan, Bộ, ngành, địa phương nêu rõ: tổng số ý kiến (trong đó, liệt kê số lượng ý kiến của cơ quan, tổ chức; số lượng ý kiến của cá nhân); số lượng ý kiến tán thành; số lượng ý kiến không tán thành và lý do (nêu ngắn gọn các lý do).

*Trên đây là thông tin về "Công văn 2441 hướng dẫn báo cáo kết quả lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013 như thế nào? Tải về Công văn 2441?"

Công văn 2441 hướng dẫn báo cáo kết quả lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013 như thế nào? Tải về Công văn 2441?

Công văn 2441 hướng dẫn báo cáo kết quả lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013 như thế nào? Tải về Công văn 2441? (Hình từ Internet)

Mục đích, yêu cầu lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp là gì?

Mục đích, yêu cầu lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp được quy định tại Phần I Kế hoạch 05/KH-UBDTSĐBSHP năm 2025 TẢI VỀ, cụ thể như sau:

(1) Mục đích

Việc lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của toàn dân trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, bảo đảm Hiến pháp phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của Nhân dân.

(2) Yêu cầu

Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp phải được tiến hành dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, thực chất, bảo đảm tiến độ, chất lượng và tiết kiệm.

- Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp phải bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ của các cấp chính quyền; đề cao trách nhiệm người đứng đầu và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức.

- Việc lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp cần được thực hiện với các hình thức đa dạng, thích hợp, linh hoạt, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với thực tế ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp Nhân dân tham gia góp ý.

- Ý kiến đóng góp của Nhân dân, các ngành, các cấp phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan và phải được nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc, làm cơ sở cho việc hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng tư tưởng và dư luận xã hội để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao; kiên quyết đấu tranh với các luận điệu chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong quá trình lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp.

Quy định các bước sửa đổi Hiến pháp như thế nào?

Các bước sửa đổi Hiến pháp được quy định tại Điều 120 Hiến pháp 2013, cụ thể như sau:

- Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.

Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

- Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.

- Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

- Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

Sửa đổi hiến pháp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công văn 2441 hướng dẫn báo cáo kết quả lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013 như thế nào? Tải về Công văn 2441?
Pháp luật
Hướng dẫn góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VNeID, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Chính phủ ra sao?
Pháp luật
Nghị quyết 194 2025 sửa đổi bổ sung một số điều Hiến pháp 2013 ra sao? Tải về Nghị quyết 194 2025?
Pháp luật
3 cách lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp là gì? Thời gian lấy ý kiến sửa Hiến pháp khi nào theo Kế hoạch 05?
Pháp luật
Toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp 2013? Bản so sánh nội dung dự kiến sửa đổi Hiến pháp 2013 với hiện hành?
Pháp luật
Sửa đổi Hiến pháp theo Kết luận 127: Phạm vi sửa đổi và thời gian hoàn thành? Tổ chức thực hiện Kết luận 127 thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sửa đổi hiến pháp
11 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào