Xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định được dừng bao lâu tại điểm đón khách? Thẻ tên lái xe vận tải hành khách theo tuyến cố định cần thông tin gì?
Xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định được dừng bao lâu tại điểm dừng đón, trả khách?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý và tiêu chí điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định như sau:
Tổ chức, quản lý và tiêu chí điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định
...
c) Khoảng cách tối thiểu giữa 02 điểm dừng đón, trả khách liền kề hoặc giữa điểm dừng đón, trả khách với trạm dừng nghỉ hoặc với bến xe hai đầu tuyến do Sở Giao thông vận tải căn cứ tình hình thực tế và việc tổ chức giao thông của địa phương để xác định.
2. Tổ chức, quản lý hoạt động điểm dừng đón, trả khách
a) Điểm dừng đón, trả khách chỉ phục vụ các xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định, xe buýt đón, trả khách; không sử dụng cho hoạt động khác;
b) Tại điểm dừng đón, trả khách chỉ cho phép mỗi xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định được dừng tối đa không quá 03 phút;
c) Sở Giao thông vận tải phối hợp với chính quyền địa phương nơi có điểm dừng đón, trả khách tổ chức, quản lý, đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại khu vực điểm dừng đón, trả khách trên địa bàn địa phương;
...
Theo đó, xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định được dừng tối đa không quá 03 phút tại điểm dừng đón, trả khách.
Xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định được dừng bao lâu tại điểm đón khách? Thẻ tên lái xe vận tải hành khách theo tuyến cố định cần thông tin gì? (Hình từ Internet)
Những thông tin nào cần niêm yết trên xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định như sau:
Quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
1. Tuân thủ và duy trì các điều kiện kinh doanh đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định trong quá trình hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định.
2. Niêm yết thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Thông tư này.
3. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi, giường nằm trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe; đánh số thứ tự lớn dần từ trái sang phải theo hàng ghế và từ phía trước đến phía sau xe.
...
Dẫn chiếu tới khoản 4 Điều 7 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT quy định về niêm yết thông tin.
Theo đó, xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định cần niêm yết những thông tin sau đây:
+ Niêm yết ở phía trên kính trước: tên bến xe nơi đi, tên bến xe nơi đến; chiều cao chữ tối thiểu 06 cm;
+ Niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải với kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm; giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BGTVT;
+ Niêm yết ở trong xe: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BGTVT, hành trình chạy xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, của Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu.
Thẻ tên của người lái xe vận tải hành khách theo tuyến cố định cần có những thông tin gì?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 14 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT quy định quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
...
5. Đơn vị kinh doanh vận tải khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô tuyến cố định (người gửi hàng không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về hàng hóa và họ tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận hàng; không được nhận hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, thực phẩm tươi sống không chấp hành quy định về an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ, phòng dịch và đảm bảo vệ sinh môi trường. Việc bồi thường hàng hóa ký gửi khi hư hỏng, mất mát, thiếu hụt được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc theo thỏa thuận giữa đơn vị kinh doanh vận tải và người gửi hàng.
6. Xây dựng quy định nội bộ về đồng phục và thẻ tên cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có), thẻ nhận dạng người lái xe; thẻ tên phải có ảnh, ghi rõ họ tên, đơn vị quản lý, thẻ tên có thể kết hợp với thẻ nhận dạng người lái xe.
7. Được sử dụng thiết bị điện tử để niêm yết thông tin theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 7 của Thông tư này.
8. Đơn vị kinh doanh vận tải không được sử dụng xe có phù hiệu "XE TRUNG CHUYỂN" để hoạt động kinh doanh vận tải.
9. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; tuân thủ và duy trì các điều kiện kinh doanh đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định trong quá trình hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định.
Theo đó, thẻ tên của người lái xe vận tải hành khách theo tuyến cố định cần có những thông tin như sau: thẻ tên phải có ảnh, ghi rõ họ tên, đơn vị quản lý, thẻ tên có thể kết hợp với thẻ nhận dạng người lái xe.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 5 Quy định về quản lý công chức đối với tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những gì?
- Có bao nhiêu hình thức công khai thông tin? 15 Thông tin phải được công khai rộng rãi hiện nay bao gồm những thông tin nào?
- Vốn đầu tư công là vốn từ nguồn thu hợp pháp nào? Định mức phân bổ vốn đầu tư công có cần được công khai không?
- Toàn bộ vốn và tài sản của doanh nghiệp tư nhân phải ghi ở đâu? Chủ doanh nghiệp tư nhân quản lý doanh nghiệp như thế nào?
- Trường hợp bị xử lý kỷ luật đối với người cai nghiện ma túy năm 2025? Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với người cai nghiện ma túy?