Xe đẩy cáng bệnh nhân trong các cơ sở y tế được làm bằng vật liệu gì? Khả năng chịu tải của xe đẩy cáng?
Xe đẩy cáng bệnh nhân trong các cơ sở y tế được làm bằng vật liệu gì?
Xe đẩy cáng bệnh nhân trong các cơ sở y tế được làm bằng vật liệu theo quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6732:2000 về Xe đẩy cáng như sau:
4. Vật liệu
4.1. Toàn bộ xe đẩy cáng được làm bằng thép không gỉ loại M 11 (theo ISO 683-13 - 1986). Có thể dùng loại vật liệu khác tương đương (tính chất cơ học, chống gỉ, chống ăn mòn, không hút từ,...).
CHÚ THÍCH - Trừ vòng bi phải làm bằng thép vòng bi, các tấm đệm mặt cáng làm bằng mút bọc vải giả da, lốp xe làm bằng cao su.
4.2. Khung xe đẩy cáng được làm bằng thép ống đường kính không nhỏ hơn 25 mm, độ dày không nhỏ hơn 2 mm. Cho phép thay thế bằng các dạng ống định hình khác có khả năng chịu lực và tính dễ vệ sinh tương đương.
4.3. Mặt khung cáng được bọc bằng thép tấm dày 0,8 ¸ 1,0 mm.
Như vậy, toàn bộ xe đẩy cáng bệnh nhân trong các cơ sở y tế được làm bằng thép không gỉ loại M 11 (theo ISO 683-13 - 1986). Có thể dùng loại vật liệu khác tương đương (tính chất cơ học, chống gỉ, chống ăn mòn, không hút từ,...).
Lưu ý: Trừ vòng bi phải làm bằng thép vòng bi, các tấm đệm mặt cáng làm bằng mút bọc vải giả da, lốp xe làm bằng cao su.
- Khung xe đẩy cáng được làm bằng thép ống đường kính không nhỏ hơn 25 mm, độ dày không nhỏ hơn 2 mm. Cho phép thay thế bằng các dạng ống định hình khác có khả năng chịu lực và tính dễ vệ sinh tương đương.
- Mặt khung cáng được bọc bằng thép tấm dày 0,8 ¸ 1,0 mm.
Xe đẩy cáng bệnh nhân trong các cơ sở y tế được làm bằng vật liệu gì? Khả năng chịu tải của xe đẩy cáng? (Hình từ Internet)
Khả năng chịu tải của xe đẩy cáng bệnh nhân trong các cơ sở y tế không nhỏ hơn bao nhiêu?
Khả năng chịu tải của xe đẩy cáng bệnh nhân trong các cơ sở y tế theo quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6732:2000 về Xe đẩy cáng như sau:
5. Yêu cầu kỹ thuật
5.1. Yêu cầu chung
5.1.1. Khả năng chịu tải của xe đẩy cáng không nhỏ hơn 400 kg.
5.1.2. Độ bền cơ học của xe đẩy cáng phải đạt yêu cầu kiểm tra ở điều 6.5.
5.1.3. Các mối hàn phải ngấu, không khuyết lõm, rỗ nứt, theo TCVN 1691 - 75.
5.1.4. Xe đẩy cáng phải có hình dáng, kết cấu cân đối, không lộ các góc cạnh sắc, bảo đảm an toàn khi sử dụng. Vít hoặc các chi tiết cố định khác phải được làm mất cạnh sắc và làm sạch ba via.
5.1.5. Xe đẩy cáng không bị gỉ do tác động của môi trường và khí hậu.
5.1.6. Xe đẩy cáng phải thuận tiện cho việc làm vệ sinh.
5.1.7. Xe đẩy cáng có thể tháo rời thành từng bộ phận, phải được lắp lẫn hoàn toàn, thuận tiện cho việc vận chuyển và bảo quản.
5.1.8. Sau khi lắp ráp, xe đẩy cáng phải đủ cứng vững, không bị lắc dưới tác động của lực 300 N vào lần lượt bốn góc mặt khung xe đẩy.
5.1.9. Cáng trên xe phải vừa khít, dễ tháo lắp với xe đẩy, nhưng phải được định vị chắc chắn, khi di chuyển cùng xe không bị xô lệch.
Như vậy, khả năng chịu tải của xe đẩy cáng bệnh nhân trong các cơ sở y tế không nhỏ hơn 400kg.
Yêu cầu đối với các bộ phận chính của xe đẩy cáng bệnh nhân trong các cơ sở y tế như thế nào?
Yêu cầu đối với các bộ phận chính của xe đẩy cáng bệnh nhân trong các cơ sở y tế theo quy định tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6732:2000 về Xe đẩy cáng như sau:
- Khung xe đẩy và khung cáng phải chịu được tải trọng 100 kg.
- Bốn bánh xe của xe đẩy phải chuyển động êm nhẹ, không rơ, không kẹt. Trong đó hai bánh có phanh hãm. Phanh phải làm việc tốt, phải khống chế được chuyển động lăn của xe đẩy dưới lực tác động 300 N theo phương ngang.
- Cáng phải có 4 chân, chiều cao của chân không nhỏ hơn 150 mm. Khi đặt trên nền phẳng, các chân phải tiếp xúc đều với nền, không bị cập kênh.
- Mặt cáng được bọc bằng thép tấm dày 0,8 ¸ 1,0 mm, phải bóng đẹp.
Trên mặt cáng phải có đệm. Bề mặt đệm phải căng, phẳng, dễ róc nước, không thấm máu và các chất lỏng khác. Các mối ghép, góc đệm không có khe rãnh và nếp gấp. Mối gép và mối khâu phải kín, chắc đủ bền khi làm việc. Đệm phải dễ vệ sinh và không giữ mùi sau khi làm sạch. Đệm được cố định chắc chắn với mặt cáng bằng các móc giữ đệm.
- Khung đỡ đầu của cáng thay đổi được vị trí từ 0 đến 45o so với mặt phẳng ngang của khung chính qua bốn nấc và định vị chắc chắn ở mỗi vị trí.
- Lan can phải đủ cứng vững để giữ được người bệnh và có thể thay đổi vị trí ở hai nấc độ cao khác nhau. Nấc thấp, lan can hạ xuống thấp hơn mặt cáng. Nấc cao, kéo lan can lên cao hơn mặt cáng 150 mm.
Sau khi cố định ở nấc cao, dưới tác động của lực ngang 300 N, lan can không bị biến dạng và dịch chuyển.
Dây đai trên cáng phải đủ bền để cố định bệnh nhân, chịu được lực kéo 1500 N.
- Cọc truyền dịch phải điều chỉnh được chiều cao dễ dàng. Sau khi cố định vị trí, dưới tác dụng của lực 50 N ấn xuống, cọc treo không bị di chuyển.
- Khay để đồ phải được đặt chắc chắn trên khung xe và không bị dịch chuyển khi xe chuyển động trên độ dốc 10o.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?