Xăng dầu tái xuất làm thủ tục hải quan tại đâu? Tái xuất xăng dầu thương nhân cần chuẩn bị hồ sơ hải quan thế nào?
Xăng dầu tái xuất làm thủ tục hải quan tại đâu?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 69/2016/TT-BTC có quy định:
Địa Điểm làm thủ tục hải quan
1. Xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu được thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất.
2. Xăng dầu, hóa chất, khí tái xuất được thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan nơi đã làm thủ tục tạm nhập chính lô xăng dầu, hóa chất, khí đó; hoặc tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi Thương nhân có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu, tạm nhập.
3. Xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất thực xuất ra nước ngoài qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì xăng dầu tái được thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan nơi đã làm thủ tục tạm nhập chính lô xăng dầu đó hoặc tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi Thương nhân có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu tạm nhập.
Xăng dầu tái xuất làm thủ tục hải quan tại đâu? (Hình từ Internet)
Tái xuất xăng dầu thương nhân cần chuẩn bị hồ sơ hải quan thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 69/2016/TT-BTC quy định hồ sơ hải quan đối với tái xuất xăng dầu gồm có:
(1) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC .
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC ;
(2) Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu: 01 bản chụp;
(3) Giấy chứng nhận đủ Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí hoặc văn bản có giá trị tương đương: 01 bản chụp;
(4) Chứng thư giám định lượng (đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 Thông tư 69/2016/TT-BTC): 01 bản chụp.
(5) Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp;
(6) Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu: 01 bản chính;
- Ngoài các chứng từ phải nộp nêu trên Thương nhân nộp bổ sung 01 bản chụp hợp đồng bán hàng, phụ lục hợp đồng (nếu có);
- Trường hợp lô hàng tạm nhập được thực hiện trên tờ khai giấy theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC thì khi làm thủ tục tái xuất, người khai hải quan được thực hiện khai báo trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC;
- Khi làm thủ tục tái xuất, thương nhân phải khai báo thông tin về số tờ khai tạm nhập, số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tương ứng với từng dòng hàng tái xuất để Hệ thống theo dõi trừ lùi; Hệ thống tự động thực hiện trừ lùi theo số lượng trên tờ khai tạm nhập tương ứng.
Một tờ khai tạm nhập có thể được sử dụng để làm thủ tục tái xuất nhiều lần; một tờ khai tái xuất hàng hóa chỉ được khai báo theo một tờ khai tạm nhập hàng hóa tương ứng.
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tái xuất kiểm tra thông tin về tờ khai hải quan tạm nhập trên Hệ thống để làm thủ tục tái xuất.
Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan phải khai cụ thể số tờ khai tạm nhập nào ô “Chứng từ đi kèm” của tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC .
Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất xăng dầu có trách nhiệm thế nào?
Về trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tái xuất xăng dầu được quy định tại Điều 13 Thông tư 69/2016/TT-BTC như sau:
Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất
1. Thực hiện thủ tục, công tác giám sát, quản lý hải quan theo từng loại hình tương ứng quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư này.
2. Kiểm tra tình trạng khoang chứa xăng dầu, hóa chất, khí của phương tiện vận chuyển, nếu không có nghi vấn và đáp ứng Điều kiện niêm phong hải quan thì Thương nhân được bơm xăng dầu, hóa chất, khí vào phương tiện vận chuyển.
3. Sau khi Thương nhân kết thúc việc bơm xăng dầu, hóa chất, khí vào khoang chứa của phương tiện vận chuyển, công chức hải quan thực hiện niêm phong các khoang chứa của phương tiện vận chuyển theo quy định.
4. Trường hợp xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất qua cửa khẩu khác với cửa khẩu làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất để xuất ra nước ngoài hoặc xuất khẩu, tái xuất cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Khoản 3, Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP: Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất trong việc bàn giao, quản lý và giám sát quá trình vận chuyển xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất.
5. Trường hợp nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất xăng dầu cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP khác với nơi làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập: Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập trong việc bàn giao, quản lý và giám sát quá trình vận chuyển xăng dầu xuất khẩu, tái xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?