Xác định chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng khi thuê tư vấn quản lý dự án bằng cách nào? Được điều chỉnh khi nào?
Xác định chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng khi thuê tư vấn quản lý dự án bằng cách nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Chi phí quản lý dự án
...
4. Trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án thì chi phí tư vấn quản lý dự án được xác định bằng cách lập dự toán trên cơ sở nội dung, khối lượng công việc quản lý dự án được chủ đầu tư và tổ chức tư vấn thỏa thuận trong hợp đồng tư vấn quản lý dự án.
5. Trường hợp tổng thầu thực hiện hình thức hợp đồng EPC thực hiện một số công việc quản lý dự án thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư thì tổng thầu được hưởng một phần chi phí quản lý dự án phù hợp với phạm vi, khối lượng công việc quản lý dự án do chủ đầu tư giao và được thỏa thuận trong hợp đồng tổng thầu.
...
Như vậy, trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án thì chi phí tư vấn quản lý dự án được xác định bằng cách lập dự toán trên cơ sở nội dung, khối lượng công việc quản lý dự án được chủ đầu tư và tổ chức tư vấn thỏa thuận trong hợp đồng tư vấn quản lý dự án.
Xác định chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng khi thuê tư vấn quản lý dự án bằng cách nào? Được điều chỉnh khi nào? (Hình từ Internet)
Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng được điều chỉnh khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP như sau:
Chi phí quản lý dự án
...
3. Chi phí quản lý dự án là chi phí tối đa để quản lý dự án phù hợp với thời gian, phạm vi công việc đã được phê duyệt của dự án, được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) hoặc bằng cách lập dự toán phù hợp với hình thức tổ chức quản lý dự án, thời gian thực hiện dự án, quy mô và đặc điểm công việc quản lý dự án. Chi phí quản lý dự án được quản lý trên cơ sở dự toán được xác định hàng năm phù hợp với nhiệm vụ, công việc quản lý dự án thực hiện và các chế độ chính sách có liên quan. Chi phí quản lý dự án chỉ được điều chỉnh khi thay đổi về phạm vi công việc quản lý dự án, tiến độ thực hiện dự án, điều chỉnh dự án.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì chi phí quản lý dự án chỉ được điều chỉnh khi thay đổi về phạm vi công việc quản lý dự án, tiến độ thực hiện dự án, điều chỉnh dự án.
Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng được sử dụng để làm gì theo quy định?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định chi phí quản lý dự án được sử dụng để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực hiện các công việc sau:
(1) Tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc:
- Giám sát công tác khảo sát xây dựng;
- Tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình;
- Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;
- Lập, thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
- Lập, thẩm tra thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng;
- Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng;
- Quản lý hệ thống thông tin công trình;
- Thu thập và cung cấp thông tin dữ liệu phục vụ công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường của công trình;
- Xác định định mức dự toán mới, điều chỉnh định mức dự toán cho công trình;
- Xác định giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình;
- Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;
- Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu;
- Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng;
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, báo cáo đánh giá tác động môi trường, quan trắc và giám sát môi trường trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;
- Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng;
- Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;
- Giám sát, đánh giá đầu tư;
- Nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Khởi công, khánh thành (nếu có), tuyên truyền quảng cáo và tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc cần thiết khác để phục vụ cho công tác quản lý dự án;
(2) Thực hiện các công việc:
- Giám sát, đánh giá đầu tư;
- Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và thẩm định dự toán xây dựng;
- Xác định dự toán gói thầu xây dựng (trong trường hợp đã có dự toán xây dựng công trình được phê duyệt) và thực hiện các công việc cần thiết khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?