Vứt xác chết gia súc đã chết vì mắc bệnh xuống sông thì có thể bị xử phạt đến 6 triệu có đúng không?

Vứt xác chết gia súc đã chết vì mắc bệnh xuống sông thì có thể bị xử phạt đến 6 triệu có đúng không? Nếu không được vứt xác chết gia súc đã chết vì mắc bệnh xuống sông thì phải thực hiện theo cách nào?

Vứt xác chết gia súc đã chết vì mắc bệnh xuống sông thì có thể bị xử phạt đến 6 triệu có đúng không?

Căn cứ điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 90/2017/NĐ-CP và điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 90/2017/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định chung về phòng bệnh động vật
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lấy mẫu để kiểm tra, xét nghiệm chẩn đoán bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng thuốc thú y không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b) Không báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và con người.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất hoặc nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện và biết động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh truyền nhiễm.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y kết quả xét nghiệm xác định động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người.
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận chuyển hoặc vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi trường;
b) Buôn bán con giống mắc bệnh truyền nhiễm.
...
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật, xác động vật và sản phẩm của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc y tế, thuốc y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều này.
c) Buộc nộp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật bị tẩy xóa, sửa chữa quy định tại khoản 5 Điều này;

Theo đó, thì hành vi vận chuyển hoặc vứt xác chết gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi trường sẽ bị phạt tiền 5-6 triệu đồng.

Như vậy, nếu người nào có hành vi vứt xác chết gia súc đã chết vì mắc bệnh xuống sông thì có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng là buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật, xác động vật và sản phẩm của chúng.

Lưu ý: Đây là mức phạt đối với cá nhân, tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi.

Ngoài ra, do tính chất của hành vi vứt xác động vật chết ra môi trường còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan các mầm bệnh, gây ô nhiễm môi trường.

Do đó, nếu trong quá trình điều tra cơ quan chức năng sẽ xem xét nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường được quy định tại Chương XIX Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Ví dụ như tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật theo quy định tại Điều 241 Bộ luật Hình sự.

Vứt xác chết gia súc đã chết vì mắc bệnh xuống sông thì có thể bị xử phạt đến 6 triệu có đúng không?

Vứt xác chết gia súc đã chết vì mắc bệnh xuống sông thì có thể bị xử phạt đến 6 triệu có đúng không? (Hình từ Internet)

Nếu không được vứt xác chết gia súc đã chết vì mắc bệnh xuống sông thì phải thực hiện theo cách nào?

Căn cứ Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định về nguyên tắc khi tiêu hủy xác của động vật mắc bệnh như sau:

- Phải làm chết động vật bằng điện hoặc phương pháp khác (nếu có).

- Địa điểm tiêu hủy: Theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ưu tiên chọn địa điểm tiêu hủy tại khu vực chăn nuôi có động vật mắc bệnh hoặc địa điểm thích hợp khác gần khu vực có ổ dịch.

Về biện pháp tiêu hủy: Có thể chọn áp dụng giữa chôn lấp và đốt.

Về việc vận chuyển xác động vật, sản phẩm động vật đến địa điểm tiêu hủy:

- Trường hợp tiêu hủy ở ngoài khu vực có ổ dịch, xác động vật, sản phẩm động vật phải được cho vào bao, buộc chặt miệng bao và tập trung bao chứa vào một chỗ để phun khử trùng trước khi vận chuyển.

- Trường hợp động vật lớn không vừa bao chứa phải sử dụng tấm nilon hoặc vật liệu chống thấm khác để lót bên trong (đáy và xung quanh) thùng của phương tiện vận chuyển.

- Phương tiện vận chuyển xác động vật, sản phẩm động vật phải có sàn kín để không làm rơi vãi các chất thải trên đường đi.

- Phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo hướng dẫn trước khi vận chuyển và sau khi bỏ bao chứa xuống địa điểm tiêu hủy hoặc dời khỏi khu vực tiêu hủy.

Như vậy, thay vì vứt xác chết gia súc đã chết vì mắc bệnh xuống sông sẽ bị phạt hành chính và có nguy cơ bị xử lý hình sự thì có thể áp dụng các biện pháp tiêu hủy: Có thể chọn áp dụng giữa chôn lấp và đốt.

Xác chết gia súc đã chết vì mắc bệnh xử lý theo cách chôn thì các hố chôn phải đảm bảo như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1.4 Mục 1 Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Về quy cách hố chôn:

- Địa điểm: Phải cách nhà dân, giếng nước, khu chuồng nuôi động vật tối thiểu 30m và có đủ diện tích. Nên chọn nơi chôn trong vườn (tốt nhất là vườn cây ăn quả hoặc lấy gỗ).

- Kích cỡ: Phải đủ rộng phù hợp với khối lượng động vật, sản phẩm động vật và chất thải cần chôn.

Về các bước chôn lấp:

Sau khi đào hố, rải một lớp vôi bột xuống đáy hố theo tỷ lệ khoảng 1kg vôi /m2, cho bao chứa xuống hố, phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột lên trên bề mặt, lấp đất và nện chặt. Yêu cầu khoảng cách từ bề mặt bao chứa đến mặt đất tối thiểu là 0,5m, lớp đất phủ bên trên bao chứa phải dày ít nhất là 1m và phải cao hơn mặt đất để tránh nước chảy vào bên trong gây sụt, lún hố chôn. Phun sát trùng khu vực chôn lấp để hoàn tất quá trình tiêu hủy.

Về quản lý hố chôn:

- Phải có biển cảnh báo người ra vào khu vực.

- UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý, tổ chức kiểm tra định kỳ và xử lý kịp thời các sự cố sụt, lún, xói mòn, rò rỉ, bốc mùi của hố chôn.

- Địa điểm chôn phải được đánh dấu trên bản đồ của xã, ghi chép và lưu giữ thông tin tại UBND cấp xã.

Trường hợp thuê các tổ chức, cá nhân khác thực hiện tiêu hủy, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương tổ chức giám sát việc thực hiện, bảo đảm tuân thủ kỹ thuật theo các quy định nêu trên.

Như vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và môi trường thì các hố chôn xác chết gia súc đã chết vì mắc bệnh xử lý cũng phải đảm bảo được những yêu cầu theo quy định.

Vức xác gia xúc
Vi phạm hành chính TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hành vi xuất bản sách có nội dung kích động bạo lực có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tụ tập buôn bán trên cầu có vi phạm pháp luật hay không? Sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Cảnh sát giao thông có quyền xử phạt khi phát hiện hay không?
Pháp luật
Trường hợp nào không cần lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Năm 2024, người tham gia giao thông điều khiển xe ô tô không có bảo hiểm ô tô bắt buộc thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Quên mang giấy phép lái xe thì có nhờ người thân mang đến được không? Nhờ người khác đi nộp phạt vi phạm giao thông hộ được không?
Pháp luật
Trường hợp người dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì có được giảm xuống mức nhắc nhở không? Người dưới 16 tuổi có bị phạt tiền khi vi phạm không?
Pháp luật
Bấm còi xe ô tô trong khu đô thị sau 22h là hành vi vi phạm pháp luật có đúng không? Bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Vứt xác chết gia súc đã chết vì mắc bệnh xuống sông thì có thể bị xử phạt đến 6 triệu có đúng không?
Pháp luật
Tài xế lái xe tải vận chuyển cát mà không có bạt che chắn thì có vi phạm quy định pháp luật không? Có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hành vi phá hoại nơi cư trú của loài thủy sản thuộc danh mục loài thủy sản quý hiếm thì có bị xử phạt hành chính không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vức xác gia xúc
74 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vức xác gia xúc Vi phạm hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào