Trường hợp nào không cần lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng theo quy định của pháp luật?
- Hành vi không lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng theo quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng theo quy định là bao lâu?
- Trường hợp nào không cần lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng theo quy định của pháp luật?
Hành vi không lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng theo quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thi công xây dựng công trình như sau:
Vi phạm quy định về thi công xây dựng công trình
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng hoặc biển báo không đầy đủ nội dung theo quy định.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
c) Buộc lắp đặt biển báo đầy đủ nội dung tại công trường xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
...
Và căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
...
3. Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
a) Trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1.000.000.000 đồng;
b) Trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà là 300.000.000 đồng;
c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Như vậy, hành vi không lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng theo quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đối với hành vi vi phạm của tổ chức.
Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm trên thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Trường hợp nào không cần lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng theo quy định của pháp luật? (Hình từ internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng theo quy định là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng theo quy định là 02 năm
Trường hợp nào không cần lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng theo quy định của pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Luật Xây dựng 2014 về yêu cầu đối với công trường xây dựng như sau:
Yêu cầu đối với công trường xây dựng
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng. Nội dung biển báo gồm:
a) Tên, quy mô công trình;
b) Ngày khởi công, ngày hoàn thành;
c) Tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tổ chức thiết kế xây dựng và tổ chức hoặc cá nhân giám sát thi công xây dựng;
d) Bản vẽ phối cảnh công trình.
2. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm quản lý toàn bộ công trường xây dựng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ đầu tư tổ chức quản lý. Nội dung quản lý công trường xây dựng bao gồm:
a) Xung quanh khu vực công trường xây dựng phải có rào ngăn, trạm gác, biển báo dễ nhìn, dễ thấy để bảo đảm ngăn cách giữa phạm vi công trường với bên ngoài;
b) Việc bố trí công trường trong phạm vi thi công của công trình phải phù hợp với bản vẽ thiết kế tổng mặt bằng thi công được duyệt và điều kiện cụ thể của địa điểm xây dựng;
c) Vật tư, vật liệu, thiết bị chờ lắp đặt phải được sắp xếp gọn gàng theo thiết kế tổng mặt bằng thi công;
d) Trong phạm vi công trường xây dựng phải có các biển báo chỉ dẫn về sơ đồ tổng mặt bằng công trình, an toàn, phòng, chống cháy, nổ và các biển báo cần thiết khác.
3. Nhà thầu thi công xây dựng phải có các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và phương tiện ra vào công trường, tập kết và xử lý chất thải xây dựng phù hợp, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh khu vực công trường xây dựng.
Theo quy định trên thì chủ đầu tư có trách nhiệm lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng.
Như vậy, có thể không cần lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng trong trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ Online Banking là gì? Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking có trách nhiệm gì trong bảo mật thông tin khách hàng theo Thông tư 50/2024?
- Mẫu đơn đề nghị hợp nhất hội mới nhất? Hướng dẫn lập mẫu đơn đề nghị hợp nhất hội như thế nào?
- Khu vực phòng thủ Thủ đô Hà Nội là gì? 08 Nhiệm vụ của khu vực phòng thủ Thủ đô Hà Nội là nhiệm vụ nào?
- Mua căn hộ chung cư mini có được cấp sổ hồng không theo quy định mới? Điều kiện để căn hộ chung cư mini được cấp sổ hồng là gì?
- Làm căn cước công dân lấy ở đâu? Làm lại thẻ căn cước công dân thì cần những giấy tờ gì theo quy định pháp luật?