Vượt định mức tiết dạy thì giáo viên trường THCS có được nhà trường tính lương dạy thêm giờ hay không?
- Định mức tiết dạy của giáo viên trường THCS bình thường là bao nhiêu tiết dạy theo quy định của pháp luật?
- Giáo viên trường THCS khi kiêm nhiệm công việc theo sự phân công của hiệu trưởng nhà trường có được giảm tiết dạy không?
- Vượt định mức tiết dạy thì giáo viên trường THCS có được nhà trường tính lương dạy thêm giờ hay không?
Định mức tiết dạy của giáo viên trường THCS bình thường là bao nhiêu tiết dạy theo quy định của pháp luật?
Căn cứ Điều 6 Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định về định mức số tiết dạy như sau:
Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.
Theo quy định vừa nêu trên thì đối với giáo viên trường THCS thì định mức tiết dạy phải thực hiện là 17 tiết trong một tuần.
Định mức tiết dạy của giáo viên trường THCS (Hình từ Internet)
Giáo viên trường THCS khi kiêm nhiệm công việc theo sự phân công của hiệu trưởng nhà trường có được giảm tiết dạy không?
Căn cứ Điều 8 Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định về chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn như sau:
Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn
1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.
2. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.
2a. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần.
3. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.
4. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 - 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.
5. Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần.
5a. Tổ phó chuyên môn được giảm 1 tiết/tuần.
5b. Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần;
Giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 1 tiết/tuần.
Theo quy định nêu trên thì việc chị kiêm nhiệm thêm các vị trí khác thì sẽ được giảm số tiết dạy như sau:
- Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.
- Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS được giảm 4 tiết/tuần.
Theo thông tin chị cung cấp và đối chiếu với quy định này thì chị được giảm tổng cộng 10 tiết/tuần. Chủ nhiệm giảm 4 tiết chứ không phải 4,5 tiết, chị liên hệ lại với nhà trường để điều chỉnh về số tiết dạy trong trường hợp này.
Vượt định mức tiết dạy thì giáo viên trường THCS có được nhà trường tính lương dạy thêm giờ hay không?
Theo các quy định đã nêu ở trên thì định mức phải đứng lớp của chị còn 9 tiết; chị dạy đến 15 tiết thì tức đã làm thêm 6 tiết học.
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC quy định về nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ như sau:
Nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ
...
6. Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác (sau đây gọi chung là đi làm nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.
...
Như vậy, việc thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác.
Theo đó, chị cần xem lại trường hợp của mình có đáp ứng được điều kiện pháp luật nêu trên hay không. Nếu không đáp ứng được thì số tiết chị dạy vượt định mức sẽ không được tính để thanh toán tiền lương dạy thêm giờ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?