Vụ Bình đẳng giới thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng gì? Vụ Bình đẳng giới có những nhiệm vụ nào?

Cho tôi hỏi Vụ Bình đẳng giới thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng gì? Vụ Bình đẳng giới có những nhiệm vụ nào? Vụ Bình đẳng giới thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có những chức danh lãnh đạo nào? Câu hỏi của anh N.M.T (An Giang).

Vụ Bình đẳng giới thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng gì?

Chức năng của Vụ Bình đẳng giới được quy định tại Điều 1 Quyết định 1246/QĐ-LĐTBXH năm 2017 như sau:

Vụ Bình đẳng giới là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Vụ Bình đẳng giới là đơn vị thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.

Vụ Bình đẳng giới thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng gì? Vụ Bình đẳng giới có những nhiệm vụ nào?

Vụ Bình đẳng giới thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Hình từ Internet)

Vụ Bình đẳng giới thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có những nhiệm vụ gì?

Nhiệm vụ của Vụ Bình đẳng giới quy định tại Điều 2 Quyết định 1246/QĐ-LĐTBXH năm 2017 như sau:

Vụ Bình đẳng giới có nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ:
a. Các dự án luật, pháp lệnh và văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới;
b. Chiến lược, kế hoạch dài hạn và hàng năm, chương trình, dự án, đề án, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
c. Cơ chế, chính sách nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội bình đẳng cho nữ và nam trong phát triển kinh tế, xã hội;
d. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, thông tin, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, gia đình và các lĩnh vực khác.
2. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của Nhà nước, của Bộ về bình đẳng giới theo phân công của Bộ.
3. Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
4. Tham gia thực hiện công tác thống kê, thông tin về bình đẳng giới.
5. Giúp Bộ triển khai thực hiện Công ước Liên hiệp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).
6. Là đầu mối tham gia các hoạt động của Ủy ban địa vị phụ nữ Liên hiệp quốc (CSW), các hoạt động của Liên hiệp quốc về kiểm điểm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh về phụ nữ; các hoạt động của Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế trong APEC; duy trì, điều phối Nhóm hợp tác hành động về giới (GAP) tại Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế khác theo phân công của Bộ.
7. Tham gia nghiên cứu khoa học; phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật; tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về bình đẳng giới.
8. Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về bình đẳng giới.
9. Quản lý công chức; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Theo đó, vụ Bình đẳng giới thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có những nhiệm vụ như sau:

- Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ:

+ Các dự án luật, pháp lệnh và văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới;

+ Chiến lược, kế hoạch dài hạn và hàng năm, chương trình, dự án, đề án, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;

+ Cơ chế, chính sách nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội bình đẳng cho nữ và nam trong phát triển kinh tế, xã hội;

+ Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, thông tin, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, gia đình và các lĩnh vực khác.

- Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của Nhà nước, của Bộ về bình đẳng giới theo phân công của Bộ.

- Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

- Tham gia thực hiện công tác thống kê, thông tin về bình đẳng giới.

- Giúp Bộ triển khai thực hiện Công ước Liên hiệp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).

- Là đầu mối tham gia các hoạt động của Ủy ban địa vị phụ nữ Liên hiệp quốc (CSW), các hoạt động của Liên hiệp quốc về kiểm điểm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh về phụ nữ; các hoạt động của Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế trong APEC; duy trì, điều phối Nhóm hợp tác hành động về giới (GAP) tại Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế khác theo phân công của Bộ.

- Tham gia nghiên cứu khoa học; phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật; tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về bình đẳng giới.

- Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về bình đẳng giới.

- Quản lý công chức; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Vụ Bình đẳng giới thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có những chức danh lãnh đạo nào?

Lãnh đạo Vụ Bình đẳng giới được quy định tại Điều 3 Quyết định 1246/QĐ-LĐTBXH năm 2017 như sau:

Vụ Bình đẳng giới có Vụ trưởng, không quá 03 Phó Vụ trưởng và một số công chức.
Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và mối quan hệ công tác của Vụ; sắp xếp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho công chức trong Vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Theo đó, Vụ Bình đẳng giới có Vụ trưởng, không quá 03 Phó Vụ trưởng.

Bình đẳng giới Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bình đẳng giới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Luật Bình đẳng giới 2006 quy định gia đình có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới?
Pháp luật
Bình đẳng giới là gì? Đe dọa dùng vũ lực cản trở việc bổ nhiệm nữ vào vị trí quản lý có bị xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới không?
Pháp luật
Cha mẹ ép buộc con nghỉ học vì là con gái là hành vi vi phạm pháp luật? Mức xử phạt đối với hành vi này thế nào?
Pháp luật
Từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào khóa đào tạo vì lý do mang thai thì cơ sở đào tạo bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thành lập doanh nghiệp vì định kiến giới có thể bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Đã có Luật Thi đua khen thưởng 2022: Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng từ 01/01/2024?
Pháp luật
Vì phân biệt bình đẳng giới mà trì hoãn, không cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định các tài liệu cho người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Ngày 25/11 là Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái đúng không? Cơ quan bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái?
Pháp luật
Doanh nghiệp có phải kê khai tiền teabreak của người lao động để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp yêu cầu người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi đi công tác xa khi không được người lao động đồng ý thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bình đẳng giới
1,131 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bình đẳng giới
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào