Ngày Thế giới không thuốc lá là ngày bao nhiêu? Ngày Thế giới không thuốc lá là ngày mấy âm lịch? Ngày Thế giới không thuốc lá là thứ mấy?
- Ngày Thế giới không thuốc lá là ngày bao nhiêu? Ngày Thế giới không thuốc lá là ngày mấy âm lịch? Ngày Thế giới không thuốc lá là thứ mấy?
- Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá, Nhà nước Việt Nam có những chính sách gì về phòng chống tác hại của thuốc lá?
- Quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá ở Việt Nam ra sao?
Ngày Thế giới không thuốc lá là ngày bao nhiêu? Ngày Thế giới không thuốc lá là ngày mấy âm lịch? Ngày Thế giới không thuốc lá là thứ mấy?
Ngày Thế giới Không thuốc lá (World No Tobacco Day - WNTD) được chọn vào ngày 31 tháng 5 hàng năm, theo Nghị quyết Resolution 42.19 của WHO.
Mục đích của Tổ chức Y tế Thế giới WHO là muốn tạo ra và khuyến khích khoảng thời gian 24 tiếng không có khói thuốc lá trên toàn cầu đồng thời gây sự chú ý của cộng đồng đến tác hại của thuốc lá đối với người hút chủ động cũng như bị động, mà hàng năm cướp đi sinh mạng của 8 triệu người trên toàn cầu.
Như vậy, ngày 31 tháng 5 là ngày Thế giới không thuốc lá. |
Năm 2025, Tổ chức Y tế thế giới chọn chủ đề “vạch trần sự hấp dẫn giả tạo” với mục tiêu nhằm phơi bày chiến thuật của các tập đoàn thuốc lá trên thế giới trong việc quảng cáo sai sự thật, gây hiểu lầm thuốc lá không có hại để mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là trong giới trẻ. Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các nước cùng chung tay thực hiện Chiến dịch truyền thông hưởng ứng Ngày Thế giới Không Thuốc lá 31 tháng 5 năm 2025 vì một tương lai khỏe mạnh hơn.
Theo lịch vạn niên năm 2025, Ngày Thế giới không thuốc lá là ngày 31 tháng 5, rơi vào thứ Bảy (nhằm ngày 5 tháng 5 Âm lịch).
*Lưu ý: Thông tin Ngày Thế giới không thuốc lá là ngày bao nhiêu? Ngày Thế giới không thuốc lá là ngày mấy âm lịch? Ngày Thế giới không thuốc lá là thứ mấy? chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày Thế giới không thuốc lá là ngày bao nhiêu? Ngày Thế giới không thuốc lá là ngày mấy âm lịch? (Hình từ Internet)
Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá, Nhà nước Việt Nam có những chính sách gì về phòng chống tác hại của thuốc lá?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định cụ thể như sau:
Chính sách của Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Xã hội hóa các nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.
2. Áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.
3. Quy hoạch kinh doanh thuốc lá phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá.
4. Khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu về tác hại của thuốc lá, các phương pháp cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu và sản xuất thuốc cai nghiện thuốc lá; hợp tác, tài trợ cho phòng, chống tác hại của thuốc lá; người sử dụng thuốc lá tự nguyện cai nghiện thuốc lá.
5. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trồng cây thuốc lá, sản xuất thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá chuyển đổi ngành, nghề.
6. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Theo đó, có 6 chính sách của Nhà nước Việt Nam về phòng chống tác hại của thuốc lá bao gồm:
(1) Xã hội hóa các nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.
(2) Áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.
(3) Quy hoạch kinh doanh thuốc lá phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá.
(4) Khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu về tác hại của thuốc lá, các phương pháp cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu và sản xuất thuốc cai nghiện thuốc lá; hợp tác, tài trợ cho phòng, chống tác hại của thuốc lá; người sử dụng thuốc lá tự nguyện cai nghiện thuốc lá.
(5) Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trồng cây thuốc lá, sản xuất thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá chuyển đổi ngành, nghề.
(6) Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá ở Việt Nam ra sao?
Căn cứ tại Điều 11, 12 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012, các địa điểm cấm hút thuốc lá tại Việt Nam là những địa điểm sau:
(1) Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn:
- Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:
+ Cơ sở y tế;
+ Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012;
+ Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;
+ Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
- Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:
+ Nơi làm việc;
+ Trường cao đẳng, đại học, học viện;
+ Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012.
- Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.
(2) Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá:
- Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm:
+ Khu vực cách ly của sân bay;
+ Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;
+ Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.
- Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;
+ Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;
+ Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
- Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.
- Chính phủ quy định chuyển địa điểm tại khoản 1 Điều 12 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phù hợp với từng thời kỳ.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay đổi hương liệu làm thay đổi thành phần cấu tạo của sản phẩm thì có phải công bố lại sản phẩm không?
- Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục do ai thành lập? Thành lập hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục nhằm mục đích gì?
- Cắt tải sự cố là gì? Đơn vị phát điện có trách nhiệm thực hiện cắt tải sự cố theo yêu cầu của ai?
- Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có tên gọi là gì? Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương quy định ra sao?
- Công văn 5423/SYT-NVY kích hoạt ứng phó Covid 19 trước biến thể Omicron XEC tại Thành phố Hồ Chí Minh?