Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần đã bán cho cổ đông đúng không?
- Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần đã bán cho cổ đông đúng không?
- Cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng thương mại cổ phần phải cung cấp cho ngân hàng những thông tin nào?
- Cổ đông phổ thông ngân hàng thương mại có quyền sao chụp Điều lệ của ngân hàng đó không?
Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần đã bán cho cổ đông đúng không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 19 Thông tư 34/2024/TT-NHNN quy định về vốn điều lệ của ngân hàng thương mại như sau:
Vốn điều lệ, vốn được cấp
1. Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại:
a) Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại là tổng số tiền do chủ sở hữu, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn đã góp; là tổng mệnh giá cổ phần của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần đã bán cho cổ đông;
b) Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại có thể được tăng từ các nguồn sau:
(i) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận lũy kế chưa phân phối và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;
(ii) Chào bán cổ phiếu ra công chúng, chào bán cổ phiếu riêng lẻ;
(iii) Chuyển đổi từ trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông;
(iv) Vốn do chủ sở hữu, thành viên góp vốn cấp thêm, vốn góp thêm của thành viên góp vốn mới;
(v) Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần đã bán cho cổ đông.
Đồng thời, vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần cũng là tổng số tiền do chủ sở hữu, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn đã góp.
Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần đã bán cho cổ đông đúng không? (Hình từ Internet)
Cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng thương mại cổ phần phải cung cấp cho ngân hàng những thông tin nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng thương mại cổ phần phải cung cấp cho ngân hàng thương mại cổ phần các thông tin sau đây:
(1) Họ và tên; số định danh cá nhân;
Quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp của cổ đông là người nước ngoài;
Số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương của cổ đông là tổ chức; ngày cấp, nơi cấp của giấy tờ này;
(2) Thông tin về người có liên quan như sau:
- Trường hợp người có liên quan là cá nhân, thông tin bao gồm: Họ và tên; số định danh cá nhân; quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp đối với người nước ngoài; mối quan hệ với người cung cấp thông tin;
- Trường hợp người có liên quan là tổ chức, thông tin bao gồm: Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương; người đại diện theo pháp luật, mối quan hệ với người cung cấp thông tin.
(3) Số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình tại ngân hàng thương mại cổ phần đó;
(4) Số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của người có liên quan của mình tại ngân hàng thương mại cổ phần đó.
Lưu ý: Tại khoản 3 Điều 49 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì cổ đông thuộc trường hợp nêu trên phải gửi ngân hàng thương mại cổ phần bằng văn bản cung cấp thông tin lần đầu và khi có thay đổi các thông tin này trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh hoặc có thay đổi thông tin.
Đối với thông tin tại (3) và (4), cổ đông chỉ phải cung cấp thông tin cho ngân hàng thương mại cổ phần khi có mức thay đổi về tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình, tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình và người có liên quan từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng đó so với lần cung cấp liền trước.
Cổ đông phổ thông ngân hàng thương mại có quyền sao chụp Điều lệ của ngân hàng đó không?
Căn cứ vào khoản 6 Điều 61 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 về quyền của cổ đông phổ thông như sau:
Quyền của cổ đông phổ thông
...
4. Chuyển nhượng cổ phần, quyền mua cổ phần cho cổ đông khác của tổ chức tín dụng hoặc tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này và Điều lệ của tổ chức tín dụng.
5. Xem, tra cứu, trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình.
6. Xem, tra cứu, trích lục, sao chụp Điều lệ của tổ chức tín dụng, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
7. Được chia phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần sở hữu tại tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng giải thể hoặc phá sản.
8. Ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; người được ủy quyền không được ứng cử với tư cách của chính mình.
...
Theo đó, cổ đông phổ thông ngân hàng thương mại có quyền sao chụp cũng như xem, tra cứu, trích lục Điều lệ của ngân hàng đó, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?