Vốn của tổ chức tín dụng bao gồm các loại vốn nào? Các khoản thu nhập nào được tính vào doanh thu của tổ chức tín dụng?
Vốn của tổ chức tín dụng bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 144 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Vốn và sử dụng vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng vốn để kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, đầu tư tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động của mình, bảo đảm tỷ lệ giá trị còn lại của tài sản cố định như sau:
a) Không được vượt quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ghi trên sổ sách kế toán đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô;
b) Không được vượt quá 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ghi trên sổ sách kế toán đối với quỹ tín dụng nhân dân;
c) Không được vượt quá 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp ghi trên sổ sách kế toán đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, vốn của tổ chức tín dụng bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động và vốn khác theo quy định của pháp luật.
Vốn của tổ chức tín dụng bao gồm những gì? (hình từ internet)
Các khoản thu nhập nào được tính vào doanh thu của tổ chức tín dụng?
Căn cứ theo Điều 145 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Doanh thu và nguyên tắc ghi nhận doanh thu
1. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
a) Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự;
b) Thu nhập từ hoạt động dịch vụ;
c) Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng;
d) Thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán, trừ cổ phiếu;
đ) Thu từ hoạt động góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần;
e) Thu từ hoạt động khác;
g) Thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, các khoản thu nhập tính vào doanh thu của tổ chức tín dụng bao gồm:
- Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự;
- Thu nhập từ hoạt động dịch vụ;
- Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng;
- Thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán, trừ cổ phiếu;
- Thu từ hoạt động góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần;
- Thu từ hoạt động khác;
- Thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
- Các khoản thu của tổ chức tín dụng phải được xác định phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan, có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ và phải được hạch toán đầy đủ vào doanh thu.
- Đối với các khoản phải thu đã hạch toán vào doanh thu nhưng sau đó được đánh giá không thu được hoặc đến kỳ hạn thu không thu được thì tổ chức tín dụng phải hạch toán giảm doanh thu nếu cùng kỳ kế toán hoặc hạch toán vào chi phí nếu khác kỳ kế toán và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu hồi, xử lý theo quy định của pháp luật; khi thu được thì hạch toán vào doanh thu.
Trích lập dự phòng có được xác định là chi phí của tổ chức tín dụng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì chi phí của tổ chức tín dụng các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng; tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí; có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Tiếp đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Chi phí và nguyên tắc ghi nhận chi phí
1. Chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
a) Chi phí lãi và các chi phí tương tự;
b) Chi phí hoạt động dịch vụ;
c) Chi hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng;
d) Chi hoạt động kinh doanh các loại chứng khoán được phép kinh doanh theo quy định của Luật này;
đ) Chi góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần;
e) Chi hoạt động kinh doanh khác;
g) Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí;
h) Chi cho người quản lý, người điều hành, nhân viên;
i) Chi cho hoạt động quản lý và công vụ;
k) Chi về tài sản;
l) Chi trích lập dự phòng;
m) Chi bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi;
n) Chi phí khác.
...
Như vậy, các khoản chi trích lập dự phòng được xác định là chi phí của tổ chức tín dụng.
Lưu ý: Tổ chức tín dụng không được hạch toán vào chi phí các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ. Việc xác định và hạch toán chi phí được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?