Thứ 6 Tuần Thánh có lễ không? Thứ 6 Tuần Thánh 2025 kiêng gì? Thứ 6 Tuần Thánh có ăn chay không? Thứ 6 Tuần Thánh là gì?
Thứ 6 Tuần Thánh có lễ không? Thứ 6 Tuần Thánh 2025 kiêng gì? Thứ 6 Tuần Thánh có ăn chay không? Thứ 6 Tuần Thánh là gì?
>> Lịch bắn pháo hoa 19/4, 26/4, 30/4 tại TPHCM năm 2025 kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam
>> Danh sách 28 tỉnh và 6 thành phố sau sáp nhập 2025
Thông tin "Thứ 6 Tuần Thánh có lễ không? Thứ 6 Tuần Thánh 2025 kiêng gì? Thứ 6 Tuần Thánh có ăn chay không? Thứ 6 Tuần Thánh là gì?" như sau:
Thứ Sáu Tuần Thánh (hay thứ Sáu Tốt lành) là một ngày lễ diễn ra vào thứ Sáu trước ngày Lễ Phục Sinh. Đây cũng là một ngày lễ linh thiêng đối với người theo Kitô giáo. Đặc biệt vào ngày này, cầu nguyện thường được coi trọng với việc đọc những đoạn Phúc âm viết về những sự việc dẫn tới sự đóng đinh Giêsu vào Thánh giá tại Calvario (còn gọi là đồi Golgotha hay núi sọ).
Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày duy nhất không có Thánh Lễ, nghĩa là không có truyền phép Thánh Thể. Tuy nhiên, Thánh Thể vẫn được giữ từ Thánh Lễ hôm trước và các Kitô hữu vẫn được đón nhận Thánh Thể.
Bên cạnh đó, các bí tích khác vẫn được cử hành trong trường hợp khẩn cấp như rửa tội cho người hấp hối hoặc xức dầu cho người bệnh nặng. Nghi thức an táng được cử hành nhưng không có đàn hát hoặc chuông…
Thứ 6 Tuần Thánh, các tín hữu Công giáo thực hiện việc ăn chay và kiêng thịt. Ăn chay là không ăn hoặc ăn ít hơn ngày thường, và ăn một bữa no, hai bữa còn lại cho phép ăn một chút ít.
Ý nghĩa của việc ăn chay Thứ Sáu Tuần Thánh theo đạo Công Giáo là nhằm nhắc nhở chúng ta phải biết tự chế ngự, làm chủ các ham muốn, sám hối, cầu nguyện và gia tăng tinh thần bác ái giúp đỡ những người khốn khổ.
Chú ý: "Thứ 6 Tuần Thánh có lễ không? Thứ 6 Tuần Thánh 2025 kiêng gì? Thứ 6 Tuần Thánh có ăn chay không? Thứ 6 Tuần Thánh là gì?" chỉ mang tính chất tham khảo.
Thứ 6 Tuần Thánh có lễ không? Thứ 6 Tuần Thánh 2025 kiêng gì? Thứ 6 Tuần Thánh có ăn chay không? Thứ 6 Tuần Thánh là gì? (Hình từ Internet)
Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo sau:
(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
(6) Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại (5)
Người tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm gì?
Người tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, như sau:
Người tham gia lễ hội có các quyền sau:
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định trên còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người chỉ huy chữa cháy là ai theo quy định mới nhất từ ngày 01/7/2025? Quyền của người chỉ huy chữa cháy?
- Triển lãm Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người địa điểm và thời gian tổ chức? Các khu vực trưng bày tại triển lãm?
- Thành phần gọi đáp là gì? Ví dụ về thành phần gọi đáp? Nắm được kiến thức về thành phần gọi đáp là yêu cầu của học sinh lớp mấy?
- Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam có tổ chức biểu diễn nhạc kèn kết hợp biểu diễn các kỹ thuật trên ngựa không?
- Tiêu chí, thang điểm đánh giá kết quả cai nghiện ma túy năm 2025? Quản lý người cai nghiện ma túy thế nào?