Viện kiểm sát phải lập hồ sơ kiểm sát thi hành án dân sự trong các trường hợp nào? Và cần làm công việc gì khi nhận được các quyết định về thi hành án dân sự?
Viện kiểm sát phải lập hồ sơ kiểm sát thi hành án dân sự trong các trường hợp nào?
Theo khoản 3 Điều 29 Quy chế công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 810/QĐ-VKSTC năm 2016 quy định như sau:
Lập sổ, hồ sơ và sử dụng biểu mẫu nghiệp vụ kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính
...
3. Viện kiểm sát phải lập hồ sơ kiểm sát trong các trường hợp sau: Trực tiếp kiểm sát; Kiểm sát việc hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án; Việc xác định chưa có Điều kiện thi hành án, áp dụng thời hiệu; Kiểm sát việc cưỡng chế thi hành án; Kiểm sát việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án; Kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về thi hành án;
Trong hồ sơ kiểm sát thi hành án cần lưu giữ đầy đủ các văn bản, quyết định, tài liệu cần thiết liên quan đến việc xử lý vụ việc như: Bản án, quyết định của Tòa án cần thi hành; các quyết định, văn bản về thi hành án do Cơ quan THADS gửi hoặc do Viện kiểm sát trực tiếp thu thập được; các văn bản ghi lại tác nghiệp của Kiểm sát viên; bút tích ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện cùng cấp hoặc cấp trên và các tài liệu liên quan khác.
Các tài liệu trong hồ sơ kiểm sát được đánh số bút lục; được lưu giữ, bảo quản theo quy định của Ngành. Khi giao, nhận hồ sơ kiểm sát phải thực hiện đúng thủ tục bàn giao. Khi Kiểm sát viên chuyển công tác khác, nghỉ chế độ hoặc thay đổi Kiểm sát viên khác thụ lý vụ việc thì phải bàn giao đầy đủ cho người thay thế theo đúng quy định của pháp Luật và của Ngành.
4. Khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân các cấp sử dụng hệ thống văn bản biểu mẫu nghiệp vụ công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành.
Theo đó, Viện kiểm sát phải lập hồ sơ kiểm sát thi hành án dân sự trong các trường hợp sau đây:
- Trực tiếp kiểm sát;
- Kiểm sát việc hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án;
- Việc xác định chưa có Điều kiện thi hành án, áp dụng thời hiệu;
- Kiểm sát việc cưỡng chế thi hành án;
- Kiểm sát việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án;
- Kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về thi hành án.
Kiểm sát thi hành án dân sự (hình từ Internet)
Khi nhận được các quyết định về thi hành án dân sự thì Viện kiểm sát cần làm công việc gì?
Tại Điều 30 Quy chế công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 810/QĐ-VKSTC năm 2016 thì:
Kiểm sát các quyết định về thi hành án dân sự, hành chính
1. Các quyết định về thi hành án dân sự, hành chính được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp theo quy định tại Điều 38 Luật THADS 2014. Viện kiểm sát nhân dân có quyền yêu cầu CHV, Cơ quan THADS cùng cấp và cấp dưới gửi các quyết định về thi hành án và các tài liệu liên quan kèm theo để kiểm sát (Điều 28 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Điều 12 Luật THADS 2014).
2. Khi nhận được các quyết định về thi hành án, Viện kiểm sát vào sổ thụ lý, phân công người nghiên cứu. Người nghiên cứu phải đối chiếu với các quy định của pháp Luật, nghiên cứu các nội dung như thẩm quyền, thời hạn, thủ tục ban hành quyết định, thời hạn gửi cho Viện kiểm sát; nội dung quyết định có phù hợp với bản án, quyết định của Tòa án và phù hợp với các quy định của pháp Luật về thi hành án dân sự.
Khi nhận thấy các quyết định về thi hành án có vi phạm pháp Luật thì người được phân công nghiên cứu ghi rõ vi phạm vào phiếu kiểm sát, đề xuất báo cáo phương án xử lý vi phạm.
Việc xử lý các quyết định về thi hành án có vi phạm pháp Luật thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này.
Như vậy, khi nhận được các quyết định về thi hành án dân sự thì Viện kiểm sát vào sổ thụ lý, phân công người nghiên cứu.
Người nghiên cứu phải đối chiếu với các quy định của pháp Luật, nghiên cứu các nội dung như thẩm quyền, thời hạn, thủ tục ban hành quyết định, thời hạn gửi cho Viện kiểm sát; nội dung quyết định có phù hợp với bản án, quyết định của Tòa án và phù hợp với các quy định của pháp Luật về thi hành án dân sự.
Trường hợp nào áp dụng kỹ năng kiểm sát hồ sơ thi hành án dân sự?
Về việc kiểm sát hồ sơ thi hành án dân sự, căn cứ tại Điều 31 Quy chế công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 810/QĐ-VKSTC năm 2016 như sau:
Kiểm sát hồ sơ thi hành án dân sự, hành chính
1. Kỹ năng kiểm sát hồ sơ thi hành án dân sự, hành chính quy định tại Điều này được áp dụng trong trường hợp kiểm sát hồ sơ thi hành án trong quá trình trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan THADS, cơ quan, tổ chức có liên quan và trong trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan THADS, cơ quan có liên quan cung cấp hồ sơ để kiểm sát việc thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự.
Việc giao, nhận hồ sơ thi hành án dân sự, hành chính phải được lập biên bản; được kiểm tra kỹ số lượng, thứ tự bút lục và nội dung phù hợp của tài liệu trong hồ sơ và ký xác nhận giữa hai bên. Trong trường hợp hồ sơ được gửi cho Viện kiểm sát qua đường bưu điện thì khi nhận hồ sơ, Viện kiểm sát phải lập biên bản ghi rõ bút lục tài liệu trong hồ sơ, có chữ ký của người nhận hồ sơ và cán bộ được phân công nghiên cứu.
2. Khi nghiên cứu hồ sơ phải làm rõ các vấn đề cơ bản sau đây:
- Nội dung của bản án, quyết định cần phải thi hành;
- Các quyết định về thi hành án trong hồ sơ có phù hợp với bản án, quyết định phải thi hành và phù hợp với các quy định của pháp Luật về thi hành án dân sự hay không;
- Trình tự, thủ tục thi hành án có phù hợp với các quy định của pháp Luật hay không;
- Tính có căn cứ trong việc ra các quyết định về thi hành án và trong việc thực hiện các hoạt động thi hành án;
- Có hay không các vi phạm pháp Luật trong quá trình thi hành án? Nội dung, mức độ vi phạm như thế nào; Hình thức khắc phục hậu quả, xử lý vi phạm và người có vi phạm.
3. Khi kiểm sát hồ sơ thi hành án mà phát hiện có vi phạm pháp Luật, Kiểm sát viên lập Phiếu kiểm sát theo mẫu; ghi rõ và đầy đủ các vi phạm, quan điểm của Kiểm sát viên về biện pháp khắc phục vi phạm, sau đó thông báo với CHV phụ trách việc thi hành án (hoặc với người có trách nhiệm thụ lý giải quyết vụ việc) về nội dung của Phiếu kiểm sát; ghi ý kiến của CHV hoặc công chức thụ lý việc thi hành án đó; báo cáo kết quả kiểm sát hồ sơ và quan điểm đề xuất xử lý vi phạm với Trưởng đoàn; gửi báo cáo cho cán bộ làm nhiệm vụ thư ký, tổng hợp của Đoàn trực tiếp kiểm sát để tập hợp, chuẩn bị xây dựng kết luận.
Trường hợp kiểm sát hồ sơ thi hành án, hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án do Viện kiểm sát yêu cầu cung cấp thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Quy chế này.
Sau khi nghiên cứu xong, hồ sơ thi hành án được sắp xếp lại theo thứ tự ban đầu, chuyển giao lại cho Cơ quan THADS, cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc bàn giao hồ sơ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, kỹ năng kiểm sát hồ sơ thi hành án dân sự được áp dụng trong trường hợp kiểm sát hồ sơ thi hành án trong quá trình trực tiếp kiểm sát tại cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan, tổ chức có liên quan và trong trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan có liên quan cung cấp hồ sơ để kiểm sát việc thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?