Chào cờ bằng tay trái hay phải? Hướng dẫn cách chào cờ chuẩn đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh?
Chào cờ bằng tay trái hay phải? Hướng dẫn cách chào cờ chuẩn đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh?
Tham khảo thông tin chào cờ bằng tay trái hay phải, hướng dẫn cách chào cờ chuẩn đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh dưới đây:
Vậy, đội viên chào cờ bằng tay trái hay phải?
Đội viên đứng ở tư thế nghiêm, mắt hướng về phía chào, chào bằng tay phải, các ngón tay khép kín giơ lên đầu, ngón tay cái cách thùy trán bên phải khoảng 5cm, bàn tay thẳng với cánh tay dưới, khuỷu tay chếch ra phía trước tạo với thân người một góc khoảng 130 độ.
- Tay giơ lên đầu biểu hiện đội viên luôn luôn đặt lợi ích của Tổ quốc và của tập thể Đội lên trên, năm ngón tay khép kín tượng trưng cho ý thức đoàn kết của đội viên để xây dựng Đội vững mạnh.
- Giơ tay chào và bỏ xuống theo đường ngắn nhất, không gây tiếng động.
- Đội viên chào khi dự lễ chào cờ, đón đại biểu, báo cáo cấp trên, làm lễ tưởng niệm… chỉ chào khi đeo khăn quàng đỏ hoặc đeo huy hiệu Đội.
Như vậy, chào cờ chuẩn đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh là chào cờ bằng tay phải.
*Trên đây là thông tin chào cờ bằng tay trái hay phải, hướng dẫn cách chào cờ chuẩn đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh!
Chào cờ bằng tay trái hay phải? Hướng dẫn cách chào cờ chuẩn đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh? (Hình ảnh Internet)
Ngày thành lập đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh học sinh các cấp có được nghỉ học không?
Hiện nay, không có quy định nào về việc học sinh có được nghỉ vào ngày 15/5 hay không, tuy nhiên học sinh sẽ nghỉ căn cứ theo lịch nghỉ của giáo viên.
Căn cứ vào Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo như quy định trên thì viên chức sẽ có quyền được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ theo quy định của Bộ luật Lao động,
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo như các quy định nêu trên thì giáo viên sẽ được nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày nghỉ đó trong các trường hợp sau:
- Nghỉ Tết Dương lịch
- Nghỉ Tết Âm lịch
- Nghỉ ngày Chiến thắng
- Nghỉ ngày Quốc tế lao động
- Nghỉ ngày Quốc khánh
- Nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
Theo đó thì ngày 15/5 không thuộc các ngày nghỉ lễ theo quy định hiện nay. Do đó, giáo viên và học sinh sẽ không được nghỉ ngày 15/5.
Hiện nay, nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 27/2017/TT/BGDĐT quy định nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên ở mỗi cấp học theo quy định tại Điều lệ trường học hiện hành.
- Tham mưu cho hiệu trưởng các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong phạm vi nhà trường.
- Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý các chương trình hoạt động cho đội viên, học sinh trong nhà trường theo kế hoạch của ngành Giáo dục, chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng Đội các cấp.
- Xây dựng hệ thống tổ chức cơ sở Đội trong nhà trường theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; bồi dưỡng đội ngũ phụ trách chi đội, ban chỉ huy Đội các cấp.
- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Học tập, rèn luyện và tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công tác Đội và phong trào thiếu nhi do ngành Giáo dục, Hội đồng Đội các cấp tổ chức để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được bảo đảm các điều kiện để thực hiện các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng nhà nước có được ban hành văn bản quy phạm pháp luật không? Nhiệm vụ về hoạt động thông tin?
- Phạm vi Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam trải qua tỉnh thành nào? Diện tích và quy mô dân số tỉnh thành khi dự án đi qua?
- Trách nhiệm của thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là gì? Thí sinh vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 bị xử lý bằng những hình thức nào?
- Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu và kết thúc khi nào? Kéo dài bao lâu? Tóm tắt 3 đợt tấn công của chiến dịch Điện Biên Phủ?
- Hộ gia đình ở đô thị có phát sinh chất thải sinh hoạt số lượng lớn có chịu phí môn bài cao hơn?