Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác nghiên cứu về lâm nghiệp?
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có tư cách pháp nhân hay không?
Theo khoản 2 Điều 1 Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1656/QĐ-BNN-TCCB năm 2012 như sau:
Tên gọi và vị trí
...
2. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là tổ chức sự nghiệp khoa học công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc và Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
...
Thei đó, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là tổ chức sự nghiệp khoa học công lập có tư cách pháp nhân.
Ngoài ra, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam còn có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc và Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Hình từ Internet)
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện chức năng gì?
Theo Điều 2 Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1656/QĐ-BNN-TCCB năm 2012 như sau:
Chức năng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, đào tạo và tư vấn trong lĩnh vực lâm nghiệp phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Theo đó, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, đào tạo và tư vấn trong lĩnh vực lâm nghiệp phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác nghiên cứu về lâm nghiệp?
Theo điểm 1.2 khoản 1 Điều 3 Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1656/QĐ-BNN-TCCB năm 2012 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
1.2. Nghiên cứu cơ bản có định hướng và nghiên cứu ứng dụng tổng hợp về lâm nghiệp, bao gồm:
a) Khoa học cơ sở về lý thuyết lâm học các hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam;
b) Kỹ thuật và công nghệ trồng, phục hồi, làm giàu, cải tạo, xúc tiến tái sinh tự nhiên để phát triển và quản lý bền vững rừng tự nhiên, rừng trồng ở Việt Nam và nông lâm kết hợp;
c) Cơ sở khoa học và các biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật rừng, động vật rừng;
d) Về giống cây lâm nghiệp, gồm các loại hình rừng giống, vườn giống, chọn tạo giống và nhân giống cây lâm nghiệp, lưu giữ tập đoàn giống công tác lâm nghiệp;
đ) Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lâm nghiệp;
e) Sinh lý, sinh thái cá thể và quần thể, quần xã thực vật rừng và các biện pháp phục hồi hệ sinh thái rừng, bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái đặc thù;
g) Cơ sở khoa học và biện pháp sử dụng bền vững đất lâm nghiệp;
h) Cơ sở khoa học về đánh giá, dự báo tác động môi trường lâm nghiệp, biến đổi khí hậu, quan trắc môi trường;
i) Kỹ thuật nuôi, gây trồng, khai thác, chế biến, bảo quản các loại lâm sản ngoài gỗ;
k) Cơ sở khoa học và biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại rừng; công nghệ phòng, chữa cháy rừng;
l) Khoa học về tổ chức và quản lý lâm nghiệp; cơ chế, chính sách lâm nghiệp; kinh tế tài nguyên và môi trường rừng; thị trường lâm sản; lâm nghiệp cộng đồng;
m) Cơ giới hóa sản xuất giống cây lâm nghiệp, trồng rừng, khai thác, vận xuất, vận chuyển, chế biến, bảo quản lâm sản;
n) Đặc tính công nghệ cơ bản của gỗ và các loại lâm sản phục vụ công nghiệp chế biến;
o) Công nghệ gia công, xử lý, chế biến cơ, hóa lâm sản; bảo quản lâm sản, thuốc bảo quản lâm sản.
...
Theo đó, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản có định hướng và nghiên cứu ứng dụng tổng hợp về lâm nghiệp, bao gồm:
- Khoa học cơ sở về lý thuyết lâm học các hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam;
- Kỹ thuật và công nghệ trồng, phục hồi, làm giàu, cải tạo, xúc tiến tái sinh tự nhiên để phát triển và quản lý bền vững rừng tự nhiên, rừng trồng ở Việt Nam và nông lâm kết hợp;
- Cơ sở khoa học và các biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật rừng, động vật rừng;
- Về giống cây lâm nghiệp, gồm các loại hình rừng giống, vườn giống, chọn tạo giống và nhân giống cây lâm nghiệp, lưu giữ tập đoàn giống công tác lâm nghiệp;
- Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lâm nghiệp;
- Sinh lý, sinh thái cá thể và quần thể, quần xã thực vật rừng và các biện pháp phục hồi hệ sinh thái rừng, bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái đặc thù;
- Cơ sở khoa học và biện pháp sử dụng bền vững đất lâm nghiệp;
- Cơ sở khoa học về đánh giá, dự báo tác động môi trường lâm nghiệp, biến đổi khí hậu, quan trắc môi trường;
- Kỹ thuật nuôi, gây trồng, khai thác, chế biến, bảo quản các loại lâm sản ngoài gỗ;
- Cơ sở khoa học và biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại rừng; công nghệ phòng, chữa cháy rừng;
-Khoa học về tổ chức và quản lý lâm nghiệp; cơ chế, chính sách lâm nghiệp; kinh tế tài nguyên và môi trường rừng; thị trường lâm sản; lâm nghiệp cộng đồng;
- Cơ giới hóa sản xuất giống cây lâm nghiệp, trồng rừng, khai thác, vận xuất, vận chuyển, chế biến, bảo quản lâm sản;
- Đặc tính công nghệ cơ bản của gỗ và các loại lâm sản phục vụ công nghiệp chế biến;
- Công nghệ gia công, xử lý, chế biến cơ, hóa lâm sản; bảo quản lâm sản, thuốc bảo quản lâm sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?