Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là gì? Cơ cấu tổ chức? Nhiệm vụ, quyền hạn về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ?
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Nghị định 38/2025/NĐ-CP quy định về vị trí, chức năng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam như sau:
Vị trí và chức năng
1. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội; đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội; đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 38/2025/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Ban Tổ chức - Cán bộ và Kiểm tra.
2. Ban Kế hoạch - Tài chính.
3. Ban Hợp tác quốc tế.
4. Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ.
5. Văn phòng.
6. Viện Toán học.
...
23. Học viện Khoa học và Công nghệ.
24. Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này là các đơn vị chuyên môn giúp việc cho Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Văn phòng được tổ chức 08 phòng.
Các đơn vị quy định từ khoản 6 đến khoản 18 Điều này là các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Các đơn vị quy định từ khoản 19 đến khoản 24 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập khác.
Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc.
Như vậy, theo quy định trên, cơ cấu tổ chức Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam bao gồm:
1. Ban Tổ chức - Cán bộ và Kiểm tra. 2. Ban Kế hoạch - Tài chính. 3. Ban Hợp tác quốc tế. 4. Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ. 5. Văn phòng. 6. Viện Toán học. 7. Viện Vật lý. 8. Viện Hoá học. 9. Viện Cơ học. 10. Viện Sinh học. 11. Viện Các Khoa học Trái đất. 12. Viện Hải dương học. 13. Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường. 14. Viện Khoa học vật liệu. 15. Viện Công nghệ thông tin. 16. Viện Khoa học sự sống. 17. Viện Công nghệ tiên tiến. 18. Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. 19. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao. 20. Trung tâm Dữ liệu và Thông tin khoa học. 21. Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. 22. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ. 23. Học viện Khoa học và Công nghệ. 24. Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. |
Lưu ý: Các đơn vị quy định từ 1 đến 5 được nêu trên là các đơn vị chuyên môn giúp việc cho Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Văn phòng được tổ chức 08 phòng.
Các đơn vị quy định từ 6 đến 18 được nêu trên là các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Các đơn vị quy định từ 19 đến 24 trên là các đơn vị sự nghiệp công lập khác.
Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là gì? Cơ cấu tổ chức? Nhiệm vụ, quyền hạn về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Nghị định 38/2025/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam như sau:
(1) Nghiên cứu cơ bản về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực như: Toán học; vật lý; hóa học; sinh học; công nghệ sinh học; công nghệ thông tin; điện tử, tự động hoá; công nghệ vũ trụ; khoa học vật liệu; đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học; khoa học trái đất; khoa học sự sống; khoa học và công nghệ biển; môi trường và năng lượng; dự báo, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;
(2) Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và môi trường;
(3) Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ;
(4) Đề xuất và chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia theo phân công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
(5) Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường khoa học, công nghệ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Để giải ngân vốn cho vay thì tổ chức tín dụng cho vay phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong trường hợp nào?
- Mức thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra chứng thư chữ ký số đối với dịch vụ chứng thực chữ ký số là bao nhiêu?
- Nghị định 55: Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề gì? Nhiệm vụ trong việc quản lý chuyển đổi số quốc gia?
- Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có con dấu không? Cơ cấu tổ chức của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử?
- Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội đại biểu công đoàn cấp cơ sở? Thành phần đại biểu chính thức của đại hội?