Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp khúc xạ nhãn khoa cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Xin cho hỏi: Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp khúc xạ nhãn khoa cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Nhiệm vụ của viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp khúc xạ nhãn khoa là gì? - câu hỏi của anh Thành (TP. HCM)

Viên chức được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp khúc xạ nhãn khoa cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

viên chức khúc xạ nhãn khoa

Viên chức khúc xạ nhãn khoa (Hình từ Internet)

Theo Điều 4 Thông tư 14/2021/TT-BYT quy định viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp khúc xạ nhãn khoa (hạng III) cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

(1) Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

- Tận tụy vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân;

- Thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế;

- Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật;

- Không ngừng nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ;

- Trung thực, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp.

(2) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành khúc xạ nhãn khoa trở lên.

(3) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

- Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

- Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật về mắt, tật khúc xạ, sử dụng quy trình chẩn đoán, điều trị tật khúc xạ;

- Thực hiện được kỹ thuật khúc xạ nhãn khoa, điều chỉnh tật khúc xạ và chỉnh kính;

- Có kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng;

- Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp;

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Nhiệm vụ của viên chức khúc xạ nhãn khoa là gì?

Theo Điều 3 Thông tư 14/2021/TT-BYT quy định viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp khúc xạ nhãn khoa thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

(1) Theo dõi, phân tích, chẩn đoán bệnh lý tật khúc xạ và thị giác hai mắt, phục hồi chức năng khiếm thị, các bệnh mắt thông thường

- Chẩn đoán, cấp đơn kính và chăm sóc các vấn đề về tật khúc xạ;

- Chẩn đoán phát hiện sớm các biến chứng của mắt do tật khúc xạ và chuyển bác sĩ chuyên khoa mắt;

- Chẩn đoán phát hiện bất thường về thị giác hai mắt bằng các phương pháp chỉnh quang, lăng kính, bài tập thị giác;

- Chẩn đoán và phục hồi chức năng khiếm thị bằng các thiết bị quang học, phi quang học và bài tập thị giác;

- Đo, thử và cấp đơn kính tiếp xúc độc lập; chẩn đoán phát hiện sớm các biến chứng do kính tiếp xúc và chuyển bác sĩ chuyên khoa mắt;

- Thực hiện các kỹ thuật khám tại mắt: Khám bán phần trước, bán phần sau, võng mạc, phát hiện những bất thường bệnh mắt và chuyển bác sĩ chuyên khoa mắt;

- Thực hiện kỹ thuật cận lâm sàng trong nhãn khoa: Đo thị trường, chụp bản đồ giác mạc, chụp ảnh đáy mắt, chụp OCT và các kỹ thuật khác;

- Phối hợp với bác sĩ chuyên khoa mắt theo dõi điều trị, chăm sóc bệnh lý liên quan đến khúc xạ, thị giác hai mắt và khiếm thị;

- Thực hiện, phối hợp thực hiện các biện pháp phòng, chống mù lòa thuộc lĩnh vực khúc xạ và thị giác hai mắt, khiếm thị và các bệnh mắt thông thường.

(2) Theo dõi, chăm sóc mắt ban đầu

- Sơ cứu ban đầu, cấp cứu chấn thương mắt, bỏng mắt, tai biến khi sử dụng thuốc ở mắt và chuyển bác sĩ chuyên khoa mắt;

- Phối hợp với bác sĩ chuyên khoa mắt khám và thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng phát hiện các bệnh lý dịch kính - võng mạc, bệnh glôcôm;

- Khám phát hiện bệnh đục thể thủy tinh và chuyển bác sĩ điều trị; điều chỉnh kính sau phẫu thuật thể thủy tinh;

- Theo dõi, phát hiện các vấn đề về chăm sóc mắt ban đầu, theo dõi tình hình diễn biến của bệnh nhân và tham gia hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa mắt.

(3) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe bệnh lý tật khúc xạ và chăm sóc sức khỏe mắt tại cộng đồng

- Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu về truyền thông, giáo dục sức khỏe bệnh lý tật khúc xạ và thị giác hai mắt;

- Tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe bệnh lý tật khúc xạ và thị giác hai mắt;

- Tư vấn, giáo dục sức khỏe bệnh lý tật khúc xạ và thị giác hai mắt; tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh về tình trạng sức khỏe mắt và hướng dẫn, tư vấn dịch vụ chăm sóc mắt phù hợp;

- Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc mắt cho bệnh nhân khiếm thị và tư vấn các dịch vụ khiếm thị;

- Xây dựng và triển khai chương trình phòng tránh khúc xạ học đường;

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức chương trình, phối hợp với bác sĩ chuyên khoa mắt khám sàng lọc bệnh - tật khúc xạ và thị giác hai mắt tại cộng đồng.

(4) Đào tạo và nghiên cứu khoa học

- Tham gia biên soạn tài liệu chuyên môn; xây dựng chương trình đào tạo; quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao;

- Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học;

- Tham gia, thực hiện áp dụng sáng chế, cải tiến chất lượng trong chăm sóc bệnh lý tật khúc xạ và thị giác hai mắt, phục hồi chức năng khiếm thị, điều trị chỉnh thị;

- Tham gia đào tạo chuyên môn khúc xạ và chăm sóc mắt ban đầu.

Hệ số lương được áp dụng đối với viên chức được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp khúc xạ nhãn khoa là bao nhiêu?

Theo điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2021/TT-BYT quy định như sau:

Nguyên tắc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương
1. Nguyên tắc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp khúc xạ nhãn khoa
a) Việc bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp khúc xạ nhãn khoa (hạng III) phải căn cứ vào vị trí việc làm viên chức đang đảm nhiệm và nhiệm vụ được giao.
b) Khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp khúc xạ nhãn khoa (hạng III) không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.
2. Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp khúc xạ nhãn khoa
a) Chức danh nghề nghiệp khúc xạ nhãn khoa hạng III quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
b) Việc chuyển xếp lương đối với viên chức từ các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp khúc xạ nhãn khoa quy định tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật.

Theo đó, hệ số lương được áp dụng đối với viên chức được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp khúc xạ nhãn khoa là của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Viên chức khúc xạ nhãn khoa
Viên chức TẢI VỀ TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VIÊN CHỨC
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách viết phiếu đánh giá, xếp loại viên chức, công chức năm 2025? Phiếu đánh giá, xếp loại viên chức, CC 2025?
Pháp luật
Hướng dẫn viết phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức 2025? Sử dụng kết quả đánh giá viên chức như thế nào?
Pháp luật
Tính số ngày nghỉ hằng năm của viên chức làm việc lâu năm như thế nào? Viên chức đang nghỉ hàng năm có được đơn phương chấm dứt hợp đồng?
Pháp luật
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức điều dưỡng hạng III - Mã số: V.08.0512 phải đảm bảo theo quy định thế nào?
Pháp luật
Áp dụng hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đi du lịch nước ngoài nhưng không được cho phép theo hình thức nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ và các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực đối với viên chức ngành công tác xã hội được quy định như thế nào?
Pháp luật
Viên chức nữ đang nuôi con dưới 36 tháng có thể chuyển đổi vị trí công tác được không và có được quyền từ chối đi biệt phái không?
Pháp luật
Thủ tục giải quyết thôi việc đối với viên chức thực hiện như thế nào? Không thực hiện chế độ thôi việc cho viên chức trong trường hợp nào?
Pháp luật
Hình thức bồi dưỡng đối với công chức viên chức theo tiêu chuẩn nào? Công chức viên chức khi tham gia các chương trình bồi dưỡng cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Pháp luật
Những trường hợp nào viên chức sẽ được giải quyết thôi việc và thủ tục thực hiện giải quyết thôi việc như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viên chức khúc xạ nhãn khoa
974 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viên chức khúc xạ nhãn khoa Viên chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viên chức khúc xạ nhãn khoa Xem toàn bộ văn bản về Viên chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào