Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm cần phải đáp ứng những điều kiện gì để được xét thăng hạng ba lên hạng hai?
- Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm cần phải đáp ứng những điều kiện gì để được xét thăng hạng ba lên hạng hai?
- Việc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký biện pháp bảo đảm phải căn cứ vào những tiêu chuẩn nào?
- Nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng hai như thế nào?
Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm cần phải đáp ứng những điều kiện gì để được xét thăng hạng ba lên hạng hai?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-BTP có quy định như sau:
Theo đó, Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm cần phải đáp ứng những điều kiện dưới đây để được xét thăng hạng ba lên hạng hai:
- Đang giữ chức danh Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng ba - mã số: v.00.01.03 (sau đây gọi là Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng ba) tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
- Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng hai - mã số: V.00.01.02 quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP.
- Có thời gian giữ chức danh Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng ba từ đủ 09 năm trở lên.
Trường hợp thời gian giữ chức danh Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng ba chưa đủ 09 năm trở lên nhưng người dự xét thăng hạng đã có thời gian giữ chức danh tương đương thì có thể được xét thăng hạng nếu tổng thời gian giữ cả hai chức danh này đã đủ 09 năm trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng ba tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) trở lên.
Thời gian giữ chức danh quy định tại khoản này không bao gồm thời gian tập sự, thử việc.
- Đã thực hiện ít nhất 01 (một) trong các nhiệm vụ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP và có quyết định hoặc có xác nhận về việc thực hiện nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền.
Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm cần phải đáp ứng những điều kiện gì để được xét thăng hạng ba lên hạng hai? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký biện pháp bảo đảm phải căn cứ vào những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 11/2024/TT-BTP có quy định như sau:
Nguyên tắc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Việc tổ chức, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm; vị trí việc làm, cơ cấu, số lượng viên chức đăng ký theo chức danh nghề nghiệp và theo nhu cầu của Trung tâm Đăng ký phù hợp với Đề án vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Thông tư này, quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan trong xác định tiêu chuẩn, điều kiện và trong xét thăng hạng đối với người dự xét thăng hạng.
Như vậy, đối với việc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm
Ngoài ra, còn phải căn cứ vào vị trí việc làm, cơ cấu, số lượng viên chức đăng ký theo chức danh nghề nghiệp và theo nhu cầu của Trung tâm Đăng ký phù hợp với Đề án vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng hai như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP có quy định như sau:
Theo đó, nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng hai được quy định như sau:
- Nhiệm vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng hai bao gồm:
+ Kiểm tra hồ sơ đăng ký, hồ sơ cung cấp thông tin; đề xuất việc cấp, từ chối cấp Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm, thông báo xử lý tài sản hoặc văn bản khác; đề xuất việc chỉnh lý thông tin có sai sót, hủy đăng ký, khôi phục việc đăng ký đã bị hủy thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Đăng ký; hướng dẫn, tư vấn cho tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ này;
+ Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng ba theo sự phân công của cấp có thẩm quyền;
+ Tham mưu, đề xuất, góp ý chương trình, kế hoạch, văn bản hoặc đề án về đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc về cung cấp dịch vụ công tại Trung tâm Đăng ký theo sự phân công của cấp có thẩm quyền;
+ Tham gia giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm;
+ Nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng hai bao gồm:
+ Nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cung cấp dịch vụ công, thủ tục hành chính trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
+ Có kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này;
+ Có năng lực hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
+ Có năng lực, kỹ năng soạn thảo văn bản, phân tích, giải trình để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
+ Có năng lực phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP.
Xem thêm: Thông tư 10/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?