Tiêu chuẩn xét thăng hạng đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 2 lên hạng 1 gồm những gì?
- Tiêu chuẩn xét thăng hạng đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 2 lên hạng 1 gồm những gì?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 1 được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp và trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?
Tiêu chuẩn xét thăng hạng đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 2 lên hạng 1 gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 11/2024/TT-BTP có quy định như sau:
Theo đó, Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm cần đáp ứng những tiêu chuẩn và điều kiện sau đây để được xét thăng hạng 2 lên hạng 1 bao gồm:
- Đang giữ chức danh Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II - mã số: V.00.01.02 (sau đây gọi là Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II) tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
- Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng I - mã số: V.00.01.01 quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP.
- Có thời gian giữ chức danh Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II từ đủ 06 năm trở lên.
Trường hợp thời gian giữ chức danh Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II chưa đủ 06 năm trở lên nhưng người dự xét thăng hạng đã có thời gian giữ chức danh tương đương thì có thể được xét thăng hạng nếu tổng thời gian giữ cả hai chức danh này đã đủ 06 năm trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) trở lên.
- Đã thực hiện ít nhất 01 (một) trong các nhiệm vụ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP và có quyết định hoặc có xác nhận về việc thực hiện nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền.
Tiêu chuẩn xét thăng hạng đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 2 lên hạng 1 gồm những gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 1 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP có quy định như sau:
Nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng I
1. Nhiệm vụ
a) Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong cấp, từ chối cấp Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm, thông báo xử lý tài sản bảo đảm, văn bản khác hoặc trong thực hiện chỉnh lý thông tin có sai sót, hủy đăng ký, khôi phục việc đăng ký đã bị hủy thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Đăng ký;
b) Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong hướng dẫn, tư vấn cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc cho tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
c) Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong xây dựng nội dung hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II, Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng III; thực hiện việc hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II hoặc đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng III theo sự phân công của cấp có thẩm quyền;
d) Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính việc xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, văn bản hoặc đề án về đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc về cung cấp dịch vụ công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Đăng ký hoặc theo sự phân công của cấp có thẩm quyền;
đ) Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân về đăng ký biện pháp bảo đảm;
e) Nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cung cấp dịch vụ công, thủ tục hành chính trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Có năng lực về tổ chức, xây dựng nội dung và thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này;
d) Có năng lực, kỹ năng soạn thảo văn bản, phân tích, giải trình để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này;
đ) Có năng lực phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, pháp luật quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 1 bao gồm:
- Nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cung cấp dịch vụ công, thủ tục hành chính trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có năng lực về tổ chức, xây dựng nội dung và thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có năng lực, kỹ năng soạn thảo văn bản, phân tích, giải trình để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có năng lực phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP.
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp và trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?
Căn cứ theo Điều 3 và Điều 4 Thông tư 10/2024/TT-BTP có quy định như sau:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp và trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm
- Có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc; tuân thủ kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính, nội quy, quy chế của cơ quan; tôn trọng, không phân biệt đối xử đối với tổ chức, cá nhân có yêu cầu cung cấp dịch vụ hành chính công về đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Có tinh thần hợp tác, tạo thuận lợi cho đồng nghiệp, cá nhân khác hoặc tổ chức khác trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ và trong cung cấp dịch vụ hành chính công về đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với môi trường công tác và môi trường cung cấp dịch vụ hành chính công về đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Tiêu chuẩn khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của viên chức Ngành Tư pháp.
Tiêu chuẩn chung về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm
- Tốt nghiệp đại học trở lên các ngành thuộc lĩnh vực pháp luật.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ Đăng ký biện pháp bảo đảm theo nội dung chương trình của Bộ Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích cá nhân Hội Liên hiệp Phụ nữ mới nhất? Tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là gì?
- Thứ 6 ngày 13 có gì? Thứ 6 ngày 13 tháng 12 năm nay có phải là lễ lớn? Năm nay có bao nhiêu thứ 6 ngày 13?
- Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định HIV dương tính từ 15/12/2024 ra sao?
- Việc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký biện pháp bảo đảm cần phải căn cứ vào đâu?
- Hợp đồng chính là gì? Sự vô hiệu của hợp đồng chính không làm chấm dứt hợp đồng phụ trong trường hợp nào?