Viện Chỉnh hình Phục hồi chức năng là đơn vị thuộc Bộ nào? Viện Chỉnh hình Phục hồi chức năng có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì Viện Chỉnh hình Phục hồi chức năng là đơn vị thuộc Bộ nào? Viện Chỉnh hình Phục hồi chức năng có cơ cấu tổ chức như thế nào? Câu hỏi của anh Nhật Tân đến từ Đà Nẵng.

Viện Chỉnh hình Phục hồi chức năng là đơn vị thuộc Bộ nào?

Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 1085/QĐ-LĐTBXH năm 2013, có quy định như sau:

Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng điều trị chỉnh hình, phục hồi chức năng; sản xuất, lắp ráp chân, tay giả, dụng cụ chỉnh hình và phương tiện trợ giúp cho thương binh và người khuyết tật.
Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng có tên giao dịch quốc tế là Institute of Orthopedics and Functional Rehabilitation.

Như vậy, theo quy định trên thì Viện Chỉnh hình Phục hồi chức năng là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Viện chỉnh hình phục hồi chức năng

Viện Chỉnh hình Phục hồi chức năng (Hình từ Internet)

Viện Chỉnh hình Phục hồi chức năng có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 1085/QĐ-LĐTBXH năm 2013, có quy định về cơ cấu tổ chức của Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng như sau:

Cơ cấu tổ chức của Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng:
1. Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng có Viện trưởng và một số Phó Viện trưởng;
2. Các tổ chức trực thuộc:
a) Phòng Tổ chức - Hành chính;
b) Phòng Kế hoạch - Tài vụ;
c) Khoa Phẫu thuật Chỉnh hình;
d) Khoa Phục hồi chức năng;
đ) Khoa Khám bệnh và cận lâm sàng;
e) Xưởng Chỉnh hình.

Như vậy, theo quy định trên thì Viện Chỉnh hình Phục hồi chức năng có cơ cấu tổ chức như sau:

- Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng có Viện trưởng và một số Phó Viện trưởng;

- Các tổ chức trực thuộc:

+ Phòng Tổ chức - Hành chính;

+ Phòng Kế hoạch - Tài vụ;

+ Khoa Phẫu thuật Chỉnh hình;

+ Khoa Phục hồi chức năng;

+ Khoa Khám bệnh và cận lâm sàng;

+ Xưởng Chỉnh hình.

Viện Chỉnh hình Phục hồi chức năng có các nhiệm vụ như thế nào?

Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 1085/QĐ-LĐTBXH năm 2013, có quy định về Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng có nhiệm vụ như sau:

Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng có nhiệm vụ:
1. Trình Bộ kế hoạch phát triển dài hạn và hàng năm của Viện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Điều trị phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng các dị tật, bệnh lý và di chứng chấn thương, vết thương cơ quan vận động.
3. Sản xuất, lắp ráp chân, tay giả, dụng cụ chỉnh hình và phương tiện trợ giúp cho thương binh và người tàn tật vận động.
4. Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực chỉnh hình phục hồi chức năng, phổ biến cho các cơ sở, bệnh viện chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc Bộ, ngành áp dụng.
5. Tham gia hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá về chuyên môn, kỹ thuật thuộc lĩnh vực chỉnh hình, phục hồi chức năng đối với các cơ sở, bệnh viện chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc Bộ, ngành.
6. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về lĩnh vực chỉnh hình, phục hồi chức năng cho công chức, viên chức, người lao động của các cơ sở, bệnh viện chỉnh hình - phục hồi chức năng thuộc Bộ, ngành.
7. Thực hiện các hoạt động dịch vụ, tư vấn phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị theo quy định của pháp luật.
8. Hợp tác với tổ chức trong và ngoài nước về lĩnh vực chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định của Nhà nước và của Bộ.
9. Quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Như vậy, theo quy định trên thì Viện Chỉnh hình Phục hồi chức năng có các nhiệm vụ như sau:

- Trình Bộ kế hoạch phát triển dài hạn và hàng năm của Viện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Điều trị phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng các dị tật, bệnh lý và di chứng chấn thương, vết thương cơ quan vận động.

- Sản xuất, lắp ráp chân, tay giả, dụng cụ chỉnh hình và phương tiện trợ giúp cho thương binh và người tàn tật vận động.

- Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực chỉnh hình phục hồi chức năng, phổ biến cho các cơ sở, bệnh viện chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc Bộ, ngành áp dụng.

- Tham gia hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá về chuyên môn, kỹ thuật thuộc lĩnh vực chỉnh hình, phục hồi chức năng đối với các cơ sở, bệnh viện chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc Bộ, ngành.

- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về lĩnh vực chỉnh hình, phục hồi chức năng cho công chức, viên chức, người lao động của các cơ sở, bệnh viện chỉnh hình - phục hồi chức năng thuộc Bộ, ngành.

- Thực hiện các hoạt động dịch vụ, tư vấn phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị theo quy định của pháp luật.

- Hợp tác với tổ chức trong và ngoài nước về lĩnh vực chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định của Nhà nước và của Bộ.

- Quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Phục hồi chức năng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phục hồi chức năng là gì? Hoạt động phục hồi chức năng được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Tại các cơ sở phục hồi chức năng có tiếp nhận người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu hay không?
Pháp luật
Phục hồi chức năng là hoạt động như thế nào? Có các chức danh chuyên môn gì về phục hồi chức năng?
Pháp luật
Cơ sở phục hồi chức năng được tổ chức theo các hình thức nào? Có bao nhiêu kỹ thuật phục hồi chức năng được sử dụng?
Pháp luật
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là hoạt động thế nào? Đơn vị nào có nhiệm vụ chỉ đạo tuyến về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng?
Pháp luật
Điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng là hình thức điều trị thế nào? Điều kiện để chỉ định điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng là gì?
Pháp luật
Khoa Phục hồi chức năng tại các cơ sở khám chữa bệnh có chức năng và nhiệm vụ thế nào? Tại khoa cần tổ chức các bộ phận gì?
Pháp luật
Phòng khám Phục hồi chức năng có thực hiện điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng hay không?
Pháp luật
Trung tâm Phục hồi chức năng có được làm cơ sở đào tạo thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành y không?
Pháp luật
Bệnh viện Phục hồi chức năng có vị trí pháp lý như thế nào? Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện là ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phục hồi chức năng
862 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phục hồi chức năng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào