Việc xin chủ trương bổ nhiệm chức danh cấp phó của người đứng đầu Văn phòng thuộc Bộ GDĐT được quy định như thế nào?
- Việc xin chủ trương bổ nhiệm chức danh cấp phó của người đứng đầu Văn phòng thuộc Bộ GDĐT được quy định như thế nào?
- Trình tự, thủ tục bổ nhiệm chức danh cấp phó của người đứng đầu Văn phòng thuộc Bộ GDĐT có mấy bước và thực hiện như thế nào?
- Việc lập hồ sơ bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu Văn phòng thuộc Bộ GDĐT thực hiện như thế nào?
Việc xin chủ trương bổ nhiệm chức danh cấp phó của người đứng đầu Văn phòng thuộc Bộ GDĐT được quy định như thế nào?
Đơn vị thuộc Bộ GDĐT gồm: Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra theo khoản 2 Điều 2 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, điều động, biệt phái, luân chuyển công chức, viên chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ như sau:
Trình tự, thủ tục bổ nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ
1. Xin chủ trương bổ nhiệm:
Đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý tổ chức họp, trình Bộ trưởng, Ban cán sự đảng bằng văn bản về chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được dự kiến bổ nhiệm.
- Chủ trì: Người đứng đầu đơn vị.
- Thành phần: Ban Thường vụ Đảng ủy hoặc cấp ủy (nơi không có Ban thường vụ Đảng ủy) hoặc Bí thư, Phó bí thư (nơi không có cấp ủy), người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị, người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của đơn vị (nếu có).
- Hồ sơ xin chủ trương bổ nhiệm trình Bộ trưởng, Ban cán sự đảng (qua Vụ Tổ chức cán bộ), gồm có: Tờ trình xin chủ trương bổ nhiệm; biên bản cuộc họp.
...
Theo đó, Văn phòng thuộc Bộ GDĐT có nhu cầu bổ nhiệm chức danh người đứng đầu Văn phòng tổ chức họp, trình Bộ trưởng, Ban cán sự đảng bằng văn bản về chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được dự kiến bổ nhiệm do người đứng đầu Văn phòng thuộc Bộ GDĐT chủ trì.
- Thành phần tham dự cuộc họp gồm: Ban Thường vụ Đảng ủy hoặc cấp ủy (nơi không có Ban thường vụ Đảng ủy) hoặc Bí thư, Phó bí thư (nơi không có cấp ủy), người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Văn phòng, người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của đơn vị (nếu có).
Hồ sơ xin chủ trương bổ nhiệm trình Bộ trưởng, Ban cán sự đảng (qua Vụ Tổ chức cán bộ), gồm có: Tờ trình xin chủ trương bổ nhiệm; biên bản cuộc họp.
Bổ nhiệm chức danh cấp phó của người đứng đầu Văn phòng thuộc Bộ GDĐT (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục bổ nhiệm chức danh cấp phó của người đứng đầu Văn phòng thuộc Bộ GDĐT có mấy bước và thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ như sau:
Trình tự, thủ tục bổ nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ
...
2. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ
a) Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 1).
- Chủ trì hội nghị: Người đứng đầu đơn vị.
- Thành phần: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị; người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của đơn vị (nếu có).
- Nội dung:
Trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và nguồn nhân sự trong quy hoạch, tập thể lãnh đạo thảo luận và đề xuất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự.
Kết quả thảo luận và đề xuất được ghi thành biên bản.
b) Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng.
...
c) Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 2).
...
d) Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự được giới thiệu.
...
đ) Bước 5: Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự (Hội nghị tập thể lãnh đạo lần 3).
- Chủ trì: Người đứng đầu đơn vị.
- Thành phần: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị; người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của đơn vị (nếu có).
- Nội dung: Thảo luận và biểu quyết nhân sự.
- Trình tự thực hiện:
+ Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị.
+ Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có).
+ Lấy ý kiến bằng văn bản của ban thường vụ đảng ủy hoặc cấp ủy đơn vị (nơi không có ban thường vụ) hoặc toàn thể chi bộ (nơi không có cấp ủy) về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm; tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín).
- Nguyên tắc lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất, đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo giới thiệu thì được lựa chọn đề nghị bổ nhiệm. Trường hợp có 02 người có số phiếu ngang nhau (đạt tỷ lệ 50%) thì lựa chọn nhân sự do người đứng đầu giới thiệu để đề nghị bổ nhiệm; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để Bộ trưởng, Ban cán sự đảng (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét, quyết định.
Phiếu biểu quyết nhân sự bổ nhiệm do đơn vị chuẩn bị, có đóng dấu treo của Bộ. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản.
Theo đó, trình tự, thủ tục bổ nhiệm chức danh cấp phó của người đứng đầu Văn phòng thuộc Bộ GDĐT gồm 05 bước sau:
- Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 1).
- Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng.
- Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 2).
- Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự được giới thiệu.
- Bước 5: Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự (Hội nghị tập thể lãnh đạo lần 3).
Việc lập hồ sơ bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu Văn phòng thuộc Bộ GDĐT thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2055/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ như sau:
Trình tự, thủ tục bổ nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ
...
5. Lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định
Sau khi hoàn thành quy trình nhân sự, đơn vị lập tờ trình và hoàn thiện 02 bộ hồ sơ theo quy định để trình Bộ trưởng (qua Vụ Tổ chức cán bộ), Ban cán sự đảng (qua Văn phòng Ban cán sự đảng) xem xét, quyết định.
Trường hợp đối với nguồn nhân sự từ bên ngoài không do đơn vị đề xuất, Vụ Tổ chức cán bộ lập tờ trình báo cáo đề nghị Bộ trưởng, Ban Cán sự đảng xem xét, quyết định.
Theo đó, sau khi hoàn thành quy trình nhân sự, Văn phòng thuộc Bộ GDĐT lập tờ trình và hoàn thiện 02 bộ hồ sơ theo quy định để trình Bộ trưởng (qua Vụ Tổ chức cán bộ), Ban cán sự đảng (qua Văn phòng Ban cán sự đảng) xem xét, quyết định.
Trường hợp đối với nguồn nhân sự từ bên ngoài không do Văn phòng đề xuất, Vụ Tổ chức cán bộ lập tờ trình báo cáo đề nghị Bộ trưởng, Ban Cán sự đảng xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?