Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài cấp bộ từ ngày 5/1/2025 gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài cấp bộ từ ngày 5/1/2025 gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài cấp bộ bao gồm
(1) Thuyết minh đề tài cấp bộ theo Mẫu 7 kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT;
(2) Tiềm lực khoa học của đơn vị tham gia tuyển chọn;
(3) Lý lịch khoa học của chủ nhiệm, các thành viên chính thực hiện đề tài cấp bộ theo Mẫu 8 kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT;
(4) Các văn bản xác nhận phối hợp triển khai, ứng dụng, cam kết đối ứng kinh phí (nếu có).
Lưu ý: Đơn vị trực thuộc bộ có trách nhiệm thông báo danh mục đặt hàng được giao tuyển chọn trên trang thông tin điện tử của đơn vị trong thời gian ít nhất 15 ngày để các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn.
Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài cấp bộ từ ngày 5/1/2025 gồm những gì? (Hình ảnh Internet)
Quy định Hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài cấp bộ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về Hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài cấp bộ như sau:
- Đơn vị trực thuộc bộ lập danh mục hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, danh sách đề xuất thành viên Hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài cấp bộ (sau đây gọi là Hội đồng tuyển chọn) gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng tuyển chọn và giao các đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức họp Hội đồng tuyển chọn. Thành phần Hội đồng tuyển chọn có 7, 9 hoặc 11 thành viên, bao gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, thư ký khoa học và các thành viên khác. Mỗi đề tài có 2 thành viên được phân công phản biện. Thành viên Hội đồng tuyển chọn là các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý am hiểu sâu về lĩnh vực của đề tài; có ít nhất 1/3 thành viên Hội đồng là nhà khoa học ngoài đơn vị tổ chức họp Hội đồng tuyển chọn; cá nhân đề xuất đề tài, thành viên tham gia đề tài không tham gia Hội đồng tuyển chọn;
- Nhiệm vụ của Hội đồng tuyển chọn: Trên cơ sở danh mục đề tài đặt hàng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hồ sơ tham gia tuyển chọn, căn cứ nội dung và tiêu chí đánh giá tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT, Hội đồng tuyển chọn có nhiệm vụ xem xét, đánh giá hồ sơ, lựa chọn và tư vấn cho Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài cấp bộ;
- Kinh phí tổ chức họp Hội đồng tuyển chọn do đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao tổ chức họp Hội đồng tuyển chọn chi trả theo quy định hiện hành.
Quy trình làm việc của Hội đồng tuyển chọn thực hiện đề tài cấp Bộ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 8 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về quy trình làm việc của Hội đồng tuyển chọn thực hiện đề tài cấp Bộ như sau:
- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn chủ trì cuộc họp;
- Các thành viên Hội đồng nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị ý kiến nhận xét hồ sơ đề tài cấp bộ theo Mẫu 9 kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT, đánh giá hồ sơ đề tài cấp bộ theo Mẫu 10 kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT đối với từng hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện đề tài cấp bộ;
- Hội đồng thảo luận, đánh giá hồ sơ theo các nội dung và tiêu chí nêu tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT;
- Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu gồm 3 thành viên, trong đó có 1 Trưởng ban. Ban kiểm phiếu có trách nhiệm kiểm phiếu, tổng hợp kết quả đánh giá vào biên bản kiểm phiếu theo Mẫu 11 kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT và công bố kết quả tại cuộc họp của Hội đồng tuyển chọn;
- Đề tài được ủy viên Hội đồng đề nghị thực hiện khi điểm đánh giá ≥ 60 điểm (chưa tính điểm ưu tiên) và không có tiêu chí nào dưới mức điểm tối thiểu; Đề tài được ủy viên Hội đồng đề nghị không thực hiện khi điểm đánh giá < 60 điểm hoặc có ít nhất 01 tiêu chí dưới điểm tối thiểu;
- Đề tài được Hội đồng đề nghị thực hiện khi điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng có mặt ≥ 60 điểm (không tính điểm ưu tiên) và không có tiêu chí nào có điểm trung bình cộng dưới mức điểm tối thiểu; Trường hợp có nhiều tổ chức/cá nhân tham gia tuyển chọn thực hiện 01 đề tài thì lựa chọn tổ chức/cá nhân đáp ứng yêu cầu trên và có trung bình cộng điểm đánh giá cao nhất; Trường hợp có từ 02 tổ chức/cá nhân trở lên có trung bình cộng điểm đánh giá bằng nhau thì Hội đồng thảo luận, phân tích kỹ hồ sơ và tiến hành bỏ phiếu lần 2 theo nguyên tắc đa số để lựa chọn 01 tổ chức/cá nhân có năng lực tốt nhất thực hiện đề tài;
- Thư ký khoa học có trách nhiệm hoàn thiện các nội dung Biên bản họp Hội đồng tuyển chọn theo Mẫu 12 kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT, thông qua ý kiến các thành viên Hội đồng tuyển chọn.
Lưu ý: Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 5/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên bản bàn giao người đang chấp hành án phạt tù được chuyển giao từ nước ngoài về Việt Nam được lập thành mấy bản?
- Mẫu nghị quyết hội nghị thành lập hợp tác xã mới nhất? Nghị quyết được biểu quyết theo nguyên tắc nào?
- Mẫu Chương trình kiểm tra giám sát của chi bộ mới nhất? Tải mẫu? Thời hạn kiểm tra giám sát Đảng viên được tính như thế nào?
- Mẫu nghị quyết Đại hội chi đoàn mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu nghị quyết Đại hội chi đoàn ở đâu?
- Khen thưởng công trạng của Kiểm toán nhà nước là gì? Nội dung tổ chức phong trào thi đua của Kiểm toán nhà nước?