Việc xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được căn cứ như thế nào?
- Cán bộ làm việc trong tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước có hành vi bố trí sử dụng phương tiện đi lại không đúng mục đích khi gây ra thiệt hại thì có phải bồi thường thiệt hại không?
- Việc xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được căn cứ như thế nào?
- Người đứng đầu cơ quan sử dụng tài sản nhà nước vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì ai có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại?
Cán bộ làm việc trong tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước có hành vi bố trí sử dụng phương tiện đi lại không đúng mục đích khi gây ra thiệt hại thì có phải bồi thường thiệt hại không?
Cán bộ làm việc trong tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước có hành vi bố trí sử dụng phương tiện đi lại không đúng mục đích khi gây ra thiệt hại thì có phải bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 19 Nghị định 84/2014/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm thực hiện bồi thường trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước có hành vi vi phạm, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định tại các Điều 27, 32, 45, 53 và 58 của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước có hành vi vi phạm, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định tại Điều 61, 62 của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, để xảy ra lãng phí, gây thiệt hại phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo quy định tại Nghị định này.
Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy định của pháp luật gây thiệt hại tài sản của cơ quan, tổ chức mà không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này thì có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức hoặc pháp luật về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
...
Dẫn chiếu Điều 32 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 như sau:
Hành vi gây lãng phí trong mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc
...
2. Bố trí sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc không đúng mục đích; vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
...
Như vậy, cán bộ làm việc trong tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước có hành vi bố trí sử dụng phương tiện đi lại không đúng mục đích khi gây ra thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.
Việc xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được căn cứ như thế nào? (Hình từ internet)
Việc xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được căn cứ như thế nào?
Việc xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định tại Điều 20 Nghị định 84/2014/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường phải căn cứ vào lỗi, tính chất của hành vi lãng phí gây thiệt hại, mức độ lãng phí, thiệt hại thực tế gây ra để quyết định mức và phương thức bồi thường thiệt hại; bảo đảm khách quan, công bằng và công khai.
2. Trách nhiệm bồi thường được xác định tương ứng với mức độ trách nhiệm và vi phạm của từng người. Trường hợp không xác định được mức độ trách nhiệm và vi phạm của từng người thì trách nhiệm bồi thường được chia đều cho từng người.
3. Người có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại có trách nhiệm thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại để xem xét, giải quyết việc bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp ngay sau khi phát hiện có hành vi lãng phí, gây thiệt hại phải bồi thường, người có nghĩa vụ bồi thường có đơn xin tự nguyện bồi thường, hoàn trả thiệt hại và được người có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại đồng ý bằng văn bản về mức, phương thức và thời hạn bồi thường thì không phải thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp này không được thấp hơn giá trị thiệt hại sơ bộ được đánh giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định này. Người có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Như vậy, việc xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào lỗi, tính chất của hành vi lãng phí gây thiệt hại, mức độ lãng phí, thiệt hại thực tế gây ra để quyết định mức và phương thức bồi thường thiệt hại.
Cũng theo quy định này, việc xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải bảo đảm khách quan, công bằng và công khai.
Người đứng đầu cơ quan sử dụng tài sản nhà nước vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì ai có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại?
Người có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại đối với người đứng đầu cơ quan sử dụng tài sản nhà nước vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định tại Điều 22 Nghị định 84/2014/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước nơi xảy ra lãng phí có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại.
3. Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại.
Như vậy, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp có thẩm quyền ra quyết định về bồi thường thiệt hại đối với người đứng đầu cơ quan sử dụng tài sản nhà nước vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?