Việc xâm hại tình dục trẻ em được quy định ra sao? Nhà nước bảo vệ trẻ em bằng những nguồn lực nào?

Cho hỏi rằng xâm hại tình dục trẻ em được quy định ra sao? Đồng thời thì Nhà nước thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em bằng những nguồn lực nào? Cảm ơn và cho tôi biết căn cứ pháp lý như thế nào? - Câu hỏi của bạn Đông (Tây Ninh).

Việc xâm hại tình dục trẻ em được quy định ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 như sau:

Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Theo đó, xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Bên cạnh đó, hành vi xâm hại tình dục trẻ em là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Bảo vệ trẻ em

Bảo vệ trẻ em (Hình từ Internet)

Nhà nước thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em bằng những nguồn lực nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Trẻ em 2016 và khoản 2 Điều 11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:

Nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em
1. Nhà nước bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành và địa phương; ưu tiên bố trí nguồn lực để bảo vệ trẻ em, bảo đảm thực hiện quyền trẻ em.
2. Nguồn tài chính thực hiện quyền trẻ em bao gồm ngân sách nhà nước; ủng hộ của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong nước, nước ngoài; nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ; viện trợ quốc tế và các nguồn thu hợp pháp khác.
3. Nhà nước có giải pháp về nhân lực và bảo đảm Điều kiện cho việc thực hiện quyền trẻ em; phát triển mạng lưới người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, ưu tiên bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã và vận động nguồn lực để phát triển mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khóm.

Theo đó, Nhà nước thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em bằng những nguồn lực như sau:

(1) Nhà nước bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành và địa phương;

Ưu tiên bố trí nguồn lực để bảo vệ trẻ em, bảo đảm thực hiện quyền trẻ em.

(2) Nguồn tài chính thực hiện quyền trẻ em bao gồm ngân sách nhà nước; ủng hộ của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong nước, nước ngoài; nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ; viện trợ quốc tế và các nguồn thu hợp pháp khác.

(3) Nhà nước có giải pháp về nhân lực và bảo đảm Điều kiện cho việc thực hiện quyền trẻ em;

Phát triển mạng lưới người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, ưu tiên bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã và vận động nguồn lực để phát triển mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khóm.

Công cuộc quản lý nhà nước về trẻ em sẽ thực hiện qua những nội dung nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Trẻ em 2016 như sau:

Nội dung quản lý nhà nước về trẻ em
1. Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về trẻ em.
3. Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân về biện pháp, quy trình, tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện quyền trẻ em theo quy định của pháp luật.
4. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trẻ em; truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng và vận động xã hội thực hiện quyền trẻ em.
5. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em, người chăm sóc trẻ em và mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em thực hiện quyền của trẻ em.
6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về trẻ em; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trẻ em; giải quyết, đôn đốc việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của trẻ em, người giám hộ và tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em.
7. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình trẻ em và việc thực hiện pháp luật về trẻ em cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8. Hợp tác quốc tế về thực hiện quyền trẻ em.

Như vậy, công cuộc quản lý nhà nước về trẻ em sẽ thực hiện qua những nội dung sau:

(1) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em.

(2) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về trẻ em.

(3) Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân về biện pháp, quy trình, tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện quyền trẻ em theo quy định của pháp luật.

(4) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trẻ em; truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng và vận động xã hội thực hiện quyền trẻ em.

(5) Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em, người chăm sóc trẻ em và mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em thực hiện quyền của trẻ em.

(6) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về trẻ em; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trẻ em; giải quyết, đôn đốc việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của trẻ em, người giám hộ và tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em.

(7) Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình trẻ em và việc thực hiện pháp luật về trẻ em cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(8) Hợp tác quốc tế về thực hiện quyền trẻ em.

Xâm hại tình dục trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dâm ô có phải là hành vi xâm hại tình dục trẻ em theo quy định pháp luật không? Mức phạt cao nhất đối với tội dâm ô là gì?
Pháp luật
Giám định xâm hại tình dục trẻ em được thực hiện như thế nào? Các phương pháp giám định định xâm hại tình dục ở trẻ em là gì?
Pháp luật
Xâm hại tình dục trẻ em là gì? Bộ Công an phải phối hợp với những cơ quan nào để thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn xâm hại tình dục trẻ em?
Pháp luật
Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về mức xử phạt dành cho hành vi xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi?
Pháp luật
Việc xâm hại tình dục trẻ em được quy định ra sao? Nhà nước bảo vệ trẻ em bằng những nguồn lực nào?
Pháp luật
Người có hành vi hiếp dâm trẻ em mà làm nạn nhân mang thai thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Những kẻ có hành vi xâm hại tình dục trẻ em hiện nay sẽ bị sẽ bị pháp luật trừng trị như thế nào?
Pháp luật
Cho trẻ em xem tranh, sách, truyện, phim khiêu dâm là xâm hại tình dục trẻ em? Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em như thế nào?
Pháp luật
Trẻ em là gì? Trẻ em bị xâm hại tình dục được quy định thế nào tại Bộ luật Hình sự hiện hành?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xâm hại tình dục trẻ em
1,310 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xâm hại tình dục trẻ em

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xâm hại tình dục trẻ em

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào