Việc xác định tung tích nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa được thực hiện như thế nào?

Việc xác định tung tích nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa được thực hiện như thế nào? Hoạt động xác định tung tích nạn nhân, xem xét dấu vết trên thân thể người bị nạn trong vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa là những hoạt động gì? - Câu hỏi của chị Hạnh (Bình Thuận)

Việc xác định tung tích nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa được thực hiện như thế nào?

Xác định tung tích nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa

Xác định tung tích nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 64/2020/TT-BCA thì trong trường hợp chưa xác định được tung tích nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, đơn vị thụ lý vụ tai nạn giao thông sử dụng một trong những biện pháp sau để xác định tung tích nạn nhân:

- Thông qua thông tin của người bị nạn và những người liên quan;

- Trường hợp nạn nhân bị thương nặng, không thể cung cấp được thông tin thì có thể căn cứ vào biển số, tên phương tiện, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc giấy tờ có liên quan của nạn nhân;

- Lăn tay để tra cứu tàng thư;

- Chụp ảnh nạn nhân, thông báo các đặc điểm nhận dạng trên phương tiện thông tin đại chúng.

Hoạt động xác định tung tích nạn nhân, xem xét dấu vết trên thân thể người bị nạn trong vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa là những hoạt động gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định như sau:

Nội dung điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông
3. Biện pháp điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông được thực hiện theo các điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và Điều 17 Thông tư này.

Theo đó, việc thực hiện các hoạt động khác để thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến vụ tai nạn giao thông là một trong các biện pháp để điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa.

Tại Điều 15 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định về một số hoạt động khác để thu thập tài liệu liên quan đến vụ tai nạn giao thông.

Theo đó, ngoài hoạt động xác định tung tích nạn nhân, tùy theo tính chất, mức độ của từng vụ tai nạn giao thông, khi điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông phải tiến hành một số hoạt động sau đây:

* Xem xét dấu vết trên thân thể người bị nạn:

- Xem xét dấu vết trên thân thể người bị nạn phải được nạn nhân đồng ý và ghi nhận tỉ mỉ; mô tả cụ thể, chi tiết trong Biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn theo Mẫu số 11/TNĐT Tải về ban hành theo Thông tư 64/2020/TT-BCA.

Đánh dấu vị trí thương tích vào Sơ đồ vị trí, dấu vết thương tích trên thân thể người bị nạn theo Mẫu số 12/TNĐT Tải về ban hành theo Thông tư 64/2020/TT-BCA, chụp ảnh dấu vết thương tích.

Nếu là nạn nhân nữ thì phải cử cán bộ nữ tham gia khám dấu vết thương tích và có người cùng giới chứng kiến;

- Nếu nạn nhân đi cấp cứu phải thu thập giấy chứng nhận thương tích, hồ sơ bệnh án điều trị thương tích do vụ tai nạn giao thông gây ra hoặc kết quả trưng cầu giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể;

- Nếu nạn nhân không đi cấp cứu nhưng có đề nghị giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể thì phải thực hiện việc xem xét dấu vết trên thân thể người bị nạn nêu trên và báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan giám định tiến hành giám định theo quy định của pháp luật.

* Kiểm tra, xác minh phương tiện, người điều khiển phương tiện và các giấy tờ khác có liên quan:

- Kiểm tra, xác minh việc vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (nhất là gây tai nạn giao thông) của phương tiện, người điều khiển phương tiện;

- Kiểm tra, xác minh giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, chứng chỉ chuyên môn, giấy tờ tùy thân của người điều khiển phương tiện, đăng ký phương tiện, đăng kiểm phương tiện, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, các loại giấy tờ có liên quan đến kinh doanh vận tải của phương tiện, hàng hóa vận chuyển trên phương tiện.

Các loại giấy tờ này có bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp hay không;

- Việc kiểm tra, xác minh phương tiện, người điều khiển phương tiện; hành khách, hàng hóa vận chuyển, tải trọng trên phương tiện và các giấy tờ có liên quan phải mời đại diện cơ sở, doanh nghiệp (người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, lĩnh vực định giá tài sản) để xác định giá trị thiệt hại về tài sản và được lập Biên bản xác minh theo mẫu số 44/BB-XM Tải về ban hành theo Thông tư 07/2019/TT-BCA .

Mục đích của việc thực hiện các biện pháp điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa là gì?

Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định về các nội dung mà Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xác minh khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông bao gồm:

- Có hay không có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông;

- Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;

- Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;

- Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy gây ra;

- Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt, giải quyết vụ tai nạn giao thông;

- Bất cập, sơ hở, thiếu sót trong tổ chức giao thông, chất lượng hạ tầng giao thông; quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông;

- Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.

Tai nạn giao thông đường thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Xử phạt người gây tai nạn giao thông đường thủy nội địa như thế nào?
Pháp luật
Nhóm chỉ tiêu thống kê thông tin về thuyền viên, người lái phương tiện và người bị nạn theo Thông tư 26 như thế nào?
Pháp luật
Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa là gì? Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa được xác định khi nào?
Pháp luật
Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường thủy nội địa cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Có cần cập nhật thông tin vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa vào hệ thống Cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông không?
Pháp luật
Việc xác định tung tích nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Để bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, Cảnh sát giao thông phải thực hiện những hoạt động gì?
Pháp luật
Khi điều tra về vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa thì việc ghi lời khai của thuyền viên phương tiện liên quan đến vụ tai nạn được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Khi đến hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, Cảnh sát giao thông thực hiện những hoạt động cứu nạn cứu hộ nào?
Pháp luật
Khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường thủy nội địa làm chết nhiều người thì người nhận tin báo có trách nhiệm báo cáo với ai?
Pháp luật
Hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai nạn giao thông đường thủy nội địa thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn giao thông đường thủy nội địa
715 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn giao thông đường thủy nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn giao thông đường thủy nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào